Hiểu thêm về khái niệm bổ sung yêu cầu khởi kiện vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu
Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.
Về mặt ngữ nghĩa, nếu hiểu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện như các ví dụ trên thì sẽ không thể có trường hợp bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vẫn trong phạm vi yêu cầu khởi kiện.
Trung tậm trọng tài chấp nhận cho đương sự yêu cầu khởi kiện bổ sung
Quy tắc tố tụng trọng tài và Luật trọng tài thương mại cho phép nguyên đơi được sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong đơn khởi kiện, bị đơn được sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện lại. Do đó dù yêu cầu khởi kiện bổ sung vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu thì cẫn được Trung tâm trọng tài chấp nhận.
Tòa án có quyền từ chối yêu cầu khởi kiện bổ sung vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại khoản 1 Điều 244 quy định: Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.
Về quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về phạm vi khởi kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Có nghĩa là nguyên đơn có quyền khởi kiện trong cùng vụ án với nhiều quan hệ pháp luật khác nhau có liên quan, ví dụ: A khởi kiện B đòi lại nhà cho ở nhờ đồng thời yêu cầu bồi thường do làm hư hỏng nhà, ở đây trong cùng một vụ kiện có yêu cầu khởi kiện là hai quan hệ pháp luật có liên quan với nhau, một là yêu cầu đòi lại nhà cho ở nhờ và hai là đòi bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng nhà. Như vậy, yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự được hiểu là yêu cầu khởi kiện ban đầu gồm một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau.
Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải thuộc trường hợp bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết và việc bổ sung, thay đổi đó được thực hiện tại phiên tòa. (Trong quá trình giải quyết vụ án nếu họ bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì Thẩm phán vẫn thụ lý giải quyết và tùy từng trường hợp mà thu tạm ứng án phí). Việc Bộ luật tố tụng dân sự quy định không cho phép đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu là vì các vụ án đều có thời hạn giải quyết, nếu tại phiên tòa đương sự bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì HĐXX không thể thu thập, xác minh thêm chứng cứ cho việc giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu, kể cả việc phải giám định, thẩm định, định giá, hòa giải… Trong trường hợp này, HĐXX không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu nhưng đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật đó.
Thời điểm yêu cầu, bổ sung nội dung khởi kiện được Tòa án chấp thuận
Tòa án nhân dân tối cao có công văn số 01/2017 ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương, trong đó tại mục 7, Phần IV đã hướng dẫn thực hiện nội dung như sau: “Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Do đó nếu yêu cầu khởi kiện bổ sung mà vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu trong đơn khởi kiện thì đương sự cần nộp đơn yêu cầu trước thời điểm phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án diễn ra.
Bạn có thể đọc thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh tại hà nội