Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hợp pháp khi:
1. Người nước ngoài làm việc tại công ty mình là nhà đầu tư góp vốn.
2. Người nước ngoài làm việc tại công ty theo giấy phép lao động đã được cấp.
3. Người nước ngoài làm việc tại công ty thời hạn dưới 03 tháng.
4. Và các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Dưới đây là chia sẻ của Luật sư về từng trường hợp đã nêu và các thủ tục hành chính cần thực hiện.
Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Người nước ngoài được xem xét cấp giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam khi thỏa thuận lao động với công ty đáp ứng đúng quy định của Bộ luật lao động 2019, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, đồng thời bản thân người nước ngoài có đủ trình độ và kinh nghiệm mà pháp luật yêu cầu. Điều kiện cấp giấy phép lao động bao gồm :
✔ Hợp đồng lao động có thời hạn trên 03 tháng và nội dung công việc đảm nhận không trái đạo đức xã hội.
✔ Người lao động có đủ sức khỏe để làm việc và được Bệnh viện, phòng khám có chức năng khám sức khỏe cho người lao động xác nhận vào giấy khám sức khỏe.
✔ Người lao động không trong thời hạn chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ tạo Việt Nam và nước mang quốc tịch.
✔ Người lao động có trình độ, chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại nghị định 152.
✔ Công ty sử dụng người lao động không bị đóng mã số thuế, bị cấm sử dụng lao động nước ngoài.
Trường hợp được miễn giấy phép lao động của người nước ngoài nước ngoài
Điều 154 Bộ luật lao động 2019: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Tham khảo thêm bài viết : Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Giá trị pháp lý của giấy phép lao động
✔ Giấy phép lao động là văn bằng do cơ quan quản lý lao động cấp cho doanh nghiệp xác nhận thông tin liên quan đến việc sử dụng lao động nước ngoài trong công ty. Như vậy giấy phép lao động là điều kiện cần để công ty được sử dụng người nước ngoài là lao động, nó cũng được coi là điều kiện đủ để người nước ngoài thực hiện các thủ tục nhân thân tại Việt Nam như: Đăng ký gia hạn visa, tạm trú cho quá trình làm việc tại Việt Nam ; Kê khai và nộp các khoản thuế từ thu nhập trong quá trình làm việc.
✔ Quy định về giấy phép lao động được áp dụng theo: Luật lao động 2019 ; Nghị định 152/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn luật lao động bởi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được coi bình đẳng như lao động trong nước.
✔ Giấy phép lao động đối với doanh nghiệp được coi là văn bản ghi nhận thời điểm người nước ngoài bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, vị trí công việc, thời hạn kết thúc và địa điểm làm việc. Như vậy doanh nghiệp sẽ được hiểu là đơn vị quản lý, bảo lãnh cho người nước ngoài trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Công ty sẽ phải hướng dẫn người nước ngoài các quy định pháp luật lao động và các quy định pháp luật có liên quan để phòng tránh sự vi phạm pháp luật từ người lao động.
✔ Về phương diện cá nhân người lao động nước ngoài, giấy phép lao động được coi là giấy tờ chứng minh mục đích cư trú hợp pháp tại Việt Nam giúp ích cho việc xin visa, thẻ tạm trú, đăng ký xe, mua nhà, …Song song đó nó là giấy tờ chứng minh nguồn phát sinh thu nhập để từ đó người nước ngoài được sử dụng tiền đó để tái đầu tư tại Việt Nam hoặc chuyển về tiền về nước.
Xử phạt doanh nghiệp không xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép lao động quan trọng là thế nhưng nhiều công ty không xin giấy phép khi sử dụng lao động nước ngoài, vi phạm này phổ biến ở lĩnh vực giáo dục và xây dựng nơi có đông người nước ngoài làm việc nhưng giấy tờ cá nhân không đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động. Vi phạm quy định này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau :
✔ Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 1 - 3 tháng
✔ Xử phạt hành chính 30 - 45 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 1 - 10 người
✔ Xử phạt hành chính 45 - 60 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 11 - 20 người
✔ Xử phạt hành chính 60 - 75 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 21 người trở lên.
Tham khảo:
>> Dịch vụ giấy phép lao động giá rẻ
>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Tài liệu cần chuẩn bị khi xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động bao gồm:
“1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó”.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động theo quy định mới
✔ Khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động đôi khi vì thời hạn visa của người nước ngoài sắp hết hoặc do yêu cầu của cơ quan quản lý địa phương khi phát hiện người nước ngoài làm việc nhưng chưa được cấp giấy phép lao động mà công ty cần rút ngắn thủ tục cấp giấy phép lao động. Về nguyên tắc thì thời gian xin cấp giấy phép lao động có thể rút ngắn với chỉ 12 – 15 ngày (Đã bao gồm thủ tục đăng ký danh sách người nước ngoài làm việc tại công ty).
✔ Về quy định chung thủ tục xin cấp giấy phép lao động sẽ được triển khai theo quy trình sau:
- Trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, công ty nộp hồ sơ đăng ký danh sách người lao động nước ngoài làm việc tại công ty. Quy trình này hiện đã có thể nộp online với thời gian giải quyết tại Hà Nội là 15 ngày làm việc, còn các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng là 07 - 10 ngày làm việc.
- Tiếp đó trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì công ty bạn phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội/ Ban quản lý khu công nghiệp nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Thời gian xin cấp giấy phép lao động là 10 ngày làm việc.
- Trong thời hạn 03 - 05 ngày làm việc, SLĐTBXH/ BQLKCN sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã OK thì trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Dịch vụ giấy phép lao động uy tín, giá rẻ tại Luật Trí Nam
Luật Trí Nam nhận dịch vụ xin giấy phép lao động và dịch vụ xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các công ty ở Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng. Dịch vụ giấy phép lao động ngoài triển khai công việc nhanh, đúng thỏa thuận, không phát sinh chi phí còn đảm bảo:
✔ Luật sư tư vấn pháp luật đầy đủ đảm bảo công ty chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý lao động nước ngoài.
✔ Luật sư đưa ra hướng triển khai công việc phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm hiện có của người nước ngoài.
✔ Luật sư hỗ trợ chuẩn bị các thiếu sót về tài liệu của người nước ngoài như Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe.
✔ Luật Trí Nam giải quyết các thủ tục hành chính khác cho người nước ngoài như:
+ Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài.
+ Dịch vụ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài và người thân.
+ Dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài.
+ Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
Công ty Luật Trí Nam được hợp tác với quý khách hàng trong thời gian tới.