Quy định mới 2021 về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
1. Đối với hợp đồng kinh tế quy định pháp luật điều chỉnh việc phạt hợp đồng bao gồm: Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015.
2. Đối với hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh việc phạt hợp đồng bao gồm: Luật xây dựng 2014, Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015.
3. Đối với hợp đồng còn lại thì chỉ áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty tphcm - có ngay gpkd sau 1 - 3 ngày
Được quyền phạt vi phạm hợp đồng khi nào?
Điều kiện phạt vi phạm hợp đồng kinh tế được quy định tại Điều 300 Luật thương mại
“Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Và Điều 418 Bộ luật dân sự 2015
“Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Với hai quy định này thì điều kiện được phạt hành vi vi phạm hợp đồng đòi hởi phải có đủ 3 căn cứ: Hợp đồng phải có hiệu lực; Có hành vi vi phạm hợp đồng; Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.
Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt vi phạm hợp đồng
Mức phạt vi phạm hợp đồng được các bên tự thỏa thuận, nếu cao hơn mức cho phép quy định trong luật thì phần vượt quá hơn sẽ không được áp dụng. Tùy theo hợp đồng kinh tế của Quý vị thuộc trường hợp nào trong 03 loại Luật sư Trí Nam phân tích mà bạn lựa chọn thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng theo một trong 3 quy định sau:
1. Với hợp đồng kinh tế mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại “Điều 301 Luật thương mại 2005
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Trong đó Điều 294 Luật thương mại chỉ điều chỉnh về phạt vi phạm đối với kinh doanh dịch vụ giám định cấm chứng thư giám định. Mức phạt vi phạm hợp đồng “không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.
2. Với hợp đồng xây dựng
Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…”
3. Đối với các hợp đồng còn lại
Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Như vậy trong trường hợp này các bên được quyền thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng tự do. Quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.