Thế nào là hành vi vi phạm hợp đồng?
Hành vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật. Cụ thể:
✔ Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết
Dạng vi phạm này được biểu hiện như sau:
- Không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.
- Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.
✔ Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Dạng vi phạm này được biểu hiện như sau:
- Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng, chủ thể.
- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức của hợp đồng đã được pháp luật quy định.
- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm.
- Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
- Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng gọi 0934.345.745
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty và những lưu ý đặc biệt
Quyền của bên bị hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
✔ Quyền phạt vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
✔ Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của đối phương gây ra.
Trường hợp vừa áp dụng phạt hợp đồng, vừa áp dụng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bạn phải ghi nhận vào hợp đồng mới được áp dụng.
✔ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp được miễn trách nhiệm mặc dù có hành vi vi phạm hợp đồng?
Quy định hiện nay việc miễn trách nhiệm bồi thường dù có hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
✔ Trường hợp này nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì khi sự kiện xảy ra bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
✔ Thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại.
✔ Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.
Nếu như phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước, đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại của người có quyền bao gồm cả thiệt hại về vật chất (xác định dựa trên các tổn thất thực tế) và tổn thất về tinh thần (Tòa án xác định trên căn cứ nội dung vụ việc). Đồng thời, người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.