Những tranh chấp thường gặp trong góp vốn đầu tư kinh doanh
Luật sư Trí Nam nhận thấy các tranh chấp góp vốn thường gặp bao gồm:
1. Tranh chấp hợp đồng góp vốn do bên nhận góp vốn không tuân thủ nghĩa vụ đã ký kết:
Ở đây thường gặp là việc khi cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty nhưng lại không được công ty thực hiện nghĩa vụ ghi nhận tư cách thành viên, cổ đông hoặc vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng góp vốn. Hợp đồng góp vốn trường hợp này là đúng pháp luật nhưng tranh chấp xảy ra là do vi phạm nghĩa vụ theo quy định liên quan hoặc theo thỏa thuận hợp đồng.
2. Tranh chấp góp vốn do lập hợp đồng góp vốn sai, hợp đồng bị vô hiệu
Nhiều thỏa thuận góp vốn trái luật vẫn được các bên ký kết, chuyển tiền góp vốn nhưng thực tế khi ra pháp luật mới phát hiện hợp đồng góp vốn bị vô hiệu. Ví dụ như: Góp vốn thành lập chi nhánh, Góp vốn vào dự án đầu tư mà pháp luật không quy định được phép góp vốn (Hiện chỉ có dự án đầu tư xây dựng căn hộ, bất động sản mới được nhận góp vốn từ các nhà đầu tư),... Khi hợp đồng góp vốn có thể tuyên vô hiệu thì đương nhiên sẽ phát sinh rủi ro pháp lý cho người đầu tư, góp vốn và đây là dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay.
Chúng tôi có kinh nghiệm chuyên sâu trong việc tư vấn kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nên nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành về phương thức góp vốn, hình thức góp vốn và giá trị pháp lý của hợp đồng góp vốn. Điều này giúp cho Luật sư Trí Nam giải quyết tốt các tranh chấp về góp vốn cho khách hàng thông qua việc ưu tiên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi nhất.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Mẫu hợp đồng góp vốn được quy định ở đâu
Pháp luật không quy định cụ thể hình thức và nội dung hợp đồng góp vốn. Do đó khi soạn thảo hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh căn cứ theo dạng góp vốn mà nhà đầu tư lựa chọn sẽ soạn thảo hợp đồng căn cứ theo quy định pháp luật có liên quan. Ví dụ hợp đồng góp vốn công ty thì phải tuân theo hình thức góp vốn mà luật doanh nghiệp 2014 quy định và thủ tục đăng ký, thay đổi vốn điaều lệ của công ty nhận góp vốn theo đúng quy định về đăng ký doanh nghiệp. Giả sử bạn muốn góp vốn vào công ty cổ phần thì bạn phải nắm rõ luật doanh nghiệp 2014 quy định hình thức tăng vốn công ty cổ phần không bao gồm nhận góp vốn của cổ đông mới, nên không thể lập hợp đồng góp vốn mà phải thông qua việc mua cổ phần chào bán của công ty.
Quý vị cần hướng dẫn hỗ trợ soạn thảo hợp đồng góp vốn hợp pháp ngay hôm nay hãy liên hệ Luật sư Trí Nam để được trợ giúp.