Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 03 trường hợp
1. Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi thanh lý hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
2. Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
- Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
- Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Tham khảo thêm: Tờ khai đăng ký thương hiệu theo quy định ban hành
Căn cứ xây dựng nội dung biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản thanh lý hợp đồng chuẩn luật phải đảm bảo được xây dựng dựa trên 02 căn cứ: Căn cứ vào điều khoản chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng của hợp đồng chính; Căn cứ và quy định pháp luật được trích dẫn trong hợp đồng chính. Do vậy việc soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng luôn yêu cầu sự tinh tế và chuẩn xác cao. Ngoài ra khi soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng nên lưu ý thẩm quyền ký kết và căn cứ pháp luật áp dụng của Hợp đồng chính và Biên bản thanh lý hợp đồng là như nhau.
Giá trị pháp lý của biên bản thanh lý hợp đồng
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
>>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định mới nhất
Quy định về việc chấm dứt hợp đồng trong bộ luật dân sự năm 2015
Theo quy định tại điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trường hợp này thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là một dạng thanh lý hợp đồng theo luật định.