Ưu điểm dịch vụ tư vấn thành lập công ty do Luật Trí Nam cung cấp
Luật sư tư vấn thành lập công ty đảm bảo những vấn đề sau:
✔ Tư vấn chi tiết loại hình doanh nghiệp để khách hàng lựa chọn phù hợp với phương án và kế hoạch hợp tác kinh doanh đã bàn bạc (Rất quan trọng)
✔ Tư vấn xác định thông tin công ty sẽ đăng ký trong đó có: Nên đăng ký ngành nghề thế nào Lựa chọn trụ sở tại đâu Ai là người đại diện (Rất quan trọng)
✔ Triển khai công việc đúng thời gian, chi phí đã thỏa thuận.
✔ Có đủ các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập bao gồm:
+ Soạn thảo Điều lệ công ty, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, và các giấy tờ nội bộ theo yêu cầu.
+ Dịch vụ in và phát hành hóa đơn GTGT; Đăng ký chữ ký số và kê khai, nộp thuế môn bài.
+ Dịch vụ kê khai thuế, Dịch vụ kế toán doanh nghiệp.
+ Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp.
+ Dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng, dân sự, kinh doanh.
Một dịch vụ tư vấn uy tín là dịch vụ đảm bảo Thực hiện đúng cam kết Đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng Luật sư tận tâm và chuyên nghiệp. Cả 3 yêu tố này khẳng định Luật Trí Nam là địa chỉ uy tín trong việc tư vấn thành lập công ty mà khách hàng nên lựa chọn.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Tóm tắt kinh nghiệm thành lập công ty khách hàng cần biết
Tên công ty✔ Được phép đặt tên Tiếng Anh ✔ Không nhất thiết phải giống với thương hiệu ✔ Không nên có các ký tự đặc biệt gây lỗi khi giao dịch ngân hàng |
Địa chỉ trụ sở công ty✔ Phải có quyền sử dụng hợp pháp ✔ Nhiều địa bàn phát hành hóa đơn phải kiểm tra địa điểm ✔ Quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp ✔ Phải treo biển hiệu |
Mức vốn điều lệ công ty✔ Không có quy định số vốn tối thiểu ✔ Vốn điều lệ cao hơn vốn pháp định khi đăng ký ngành nghề có điều kiện ✔ Cá nhân Việt Nam được góp bằng tiền mặt ✔ Thời hạn góp đủ vốn là 90 ngày |
Người đại diện theo pháp luật✔ Được đăng ký nhiều người đại diện pháp luật ✔ Được đăng ký tên người nước ngoài ✔ Công ty TNHH một thành viên không được hoạch toán lương giám đốc
|
Ngành nghề kinh doanh✔ Được phép đăng ký đa dạng ✔ Không hiển thị trên GCN đăng ký doanh nghiệp ✔ Được tùy chọn cách sắp xếp ngành nghề ✔ Thành lập công ty mới không được cấp giấy xác nhận thông tin ngành nghề |
Cổ đông, thành viên, chủ sở hữu✔ Cổ đông không hiển thị tên trên GCN đăng ký doanh nghiệp ✔ Pháp nhân phải góp vốn bằng chuyển khoản ✔ Không thuộc đối tượng quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 ✔ Không bị khóa mã số thuế cá nhân theo số CMTND, CCCD nộp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp |
Các bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty
✔ Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
✔ Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp. Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
✔ Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
✔ Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
✔ Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
✔ Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
✔ Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Công ty Luật Trí Nam rất mong sớm nhận được yêu cầu từ Quý khách.