Đại diện khởi kiện đòi nợ hiệu quả 0904.588.557
Kinh nghiệm đòi nợ hiệu quả bạn đã biết?
Thực tế khoản nợ có thể phát sinh trong nhiều hoàn cảnh, vậy khi bên vay nợ, bên có nợ nhưng không trả chúng ta phải làm gì để đòi nợ hiệu quả nhất. Theo Luật sư Trí Nam các bước đòi nợ muốn hiệu quả cần làm như sau:
✔ Thứ nhất, phải ưu tiên nhanh chóng thu hồi được một phần nợ ngay bởi một khoản nợ lớn trong cả một thời gian dài bên vay nợ không trả thì đương nhiên thời điểm hiện tại họ càng cố tình chốn tránh việc trả nợ. Nên khi chúng ta thực hiện các hành động để bên nợ trả trước được một phần thì đương nhiên phần còn lại họ cũng cân nhắc thiệt hơn để xem xét trả tiếp.
Và để làm được điều này đàm phán, thương lượng chính là công việc đầu tiên bạn nên làm. Bạn hãy căn cứ vào quy định pháp luật để cho bên nợ thấy rằng nếu tiếp tục không trả nợ họ sẽ phải gánh chịu rất nhiều trách nhiệm pháp lý để thuyết phục họ hãy trả trước một phần món nợ.
✔ Thứ hai, phải xác minh ngay tài sản và các khoản tài chính của bên nợ để giả định thương lượng, đàm phán không hiệu quả thì thông tin bạn đã xác minh sẽ là căn cứ quan trọng đảm bảo khởi kiện đòi nợ sẽ thu được tiền.
Khi đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ Luật sư chúng tôi cũng hiểu khách hàng mời mình là để thu được tiền nợ, kiện mà không thu được tiền nợ thì không thể nói là bảo vệ tốt quyền lợi cho thân chủ mình.
✔ Thứ ba, phải dự liệu về việc khởi kiện đòi nợ có cần thiết không, khởi kiện như thế nào và thời gian hoàn thành thủ tục khởi kiện đòi nợ là bao lâu. Vấn đề này luôn là khó khăn lớn nhất khi bạn hoặc doanh nghiệp bạn tự thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ, bởi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm tranh tụng tại Tòa án nên đương nhiên không thể dự liệu được vấn đề.
Công ty Luật Trí Nam triển khai dịch vụ luật sư đại diện khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, cá nhân trong nhiều năm và chúng tôi hiểu khởi kiện đòi nợ là một thủ tục khó, vì sao? Vì không chỉ đảm bảo khởi kiện thắng, luật sư còn phải có phương án thu hồi khoản nợ cho thân chủ dựa trên phán quyết của Tòa án, Trọng tài. Quý vị cần luật sư tư vấn thủ tục thu hồi nợ hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số 0904.588.557 để được tư vấn.
Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ
Quý vị tham khảo hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi nợ dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ
Kính gửi: Toà án nhân dân ...
1. Người khởi kiện:
1.1 Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: Ghi rõ họ và tên, số CMTND, Địa chỉ
Nếu là người đại diện, người được ủy quyền thì ghi rõ thông tin bên được đại diện, ủy quyền
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
1.2 Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép, người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, địa chỉ trụ sở chính.
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
2. Người bị kiện:
2.1 Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: Ghi rõ họ và tên, số CMTND, Địa chỉ
Nếu là người đại diện, người được ủy quyền thì ghi rõ thông tin bên được đại diện, ủy quyền
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
2.2 Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép, người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, địa chỉ trụ sở chính.
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
3. Người có quyền, lợi ích được bảo vệ:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử :
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
5. Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
5.1 Tóm tắt vụ án
5.2 Căn cứ khởi kiện
5.3 Yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau
6. Người làm chứng
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
7. Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người khởi kiện
Những lưu ý khi viết đơn khởi kiện đòi nợ
Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
- Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
- Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Có nên đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp?
Điều kiện khởi kiện đòi nợ
✔ Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:
- Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.
- Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện
✔ Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
✔ Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật:
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm nhữn giấy tờ sau
- Đơn khởi kiện đòi nợ theo nội dung Luật sư đã chia sẻ
- Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Các bước giải quyết thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án
✔ Thủ tục thụ lý vụ án
- Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
- Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
✔ Thời hạn giải quyết vụ án:
- Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4 - 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
- Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
- Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Án phí phải nộp khi khởi kiện đòi nợ
Án phí khởi kiện đòi nợ áp dụng theo bảng tính sau
Giá trị tài sản có tranh chấp |
Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống |
200.000 đồng |
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |