Hợp đồng kinh tế thông dụng hiện nay
Trong thực tiễn kinh doanh có các dạng hợp đồng kinh tế rất đa dạng trong đó với mỗi lĩnh vực hợp đồng lại chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt các quy định về hợp đồng và cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Các dạng hợp đồng thường gặp bao gồm
- Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức được quy định trong Luật thương mại sử dụng cho hoạt động mua bán và cung ứng dịch vụ của các thương nhân, tổ chức.
- Hợp đồng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như: Hợp đồng cầm cố tài sản; Hợp đồng thế chấp tài sản; Hợp đồng đặt cọc; Hợp đồng ký cược; Hợp đồng bảo lãnh; Hợp đồng thế chấp quy định trong Bộ luật dân sự;
- Hợp đồng mua bán, trao đổi và tặng cho tài sản;
- Hợp đồng đầu tư, góp vốn kinh doanh quy định tại Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Theo kinh nghiệm hành nghề luật sư nhận thấy khi các bên nắm vững quy định pháp lý và các biện pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng sẽ giúp cho đối tác tôn trọng việc thực hiện hợp đồng hơn đồng thời hạn chế các tranh chấp phát sinh theo hợp đồng. Trường hợp xảy ra tranh chấp thì các dạng tranh chấp phổ biến thường tập trung vào các dạng tranh chấp sau
Thứ nhất là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất trong một hợp đồng kinh tế nó thường kéo theo các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng khác như: Vấn đề bù trừ công nợ; Chậm bảo hành sản phẩm lỗi do bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền; Phát sinh khoản phạt hợp đồng, lãi suất quá hạn cho khoản nợ gốc, … Do đó các tranh chấp dạng này thường sẽ được giải quyết nhanh nếu người tham gia đàm phán có kinh nghiệm phân tích các bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ gặp phải nếu cố tình chậm thanh toán.
Thứ hai là tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp, thư bảo lãnh của ngân hàng, … hay gọi chung là tranh chấp liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tranh chấp dạng này thường phức tạp ở chỗ có nhiều chủ thể và các bên liên đới dẫn đến việc đàm phán không dễ đạt được kết quả. Song song đó mỗi biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thường liên quan đến một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt như thư bảo lãnh liên quan đến văn bản pháp luật ngân hàng, thế chấp quyền sử dụng đất liên quan đến luật đất đai và luật nhà ở,…
Thứ ba là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ sau hợp đồng như bảo hành, bảo trì,… Đây là các tranh chấp khá khó giải quyết bởi những nội dung chính của hợp đồng trong đó bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán đều đã thực hiện nên căn cứ yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nốt các cam kết theo hợp đồng là rất khó.
Và tất nhiên sẽ còn nhiều dạng tranh chấp khác mà các doanh nghiệp, tổ chức có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng kinh tế. Đây cũng là lý do Quý vị nên yêu cầu sự trợ giúp của Luật Sư để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch kinh doanh thương mại.
Những hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể theo thỏa thuận tại hợp đồng kinh tế
Luật sư Trí Nam chia sẻ 04 nội dung thường gặp trong việc xác định các yêu cầu trong đơn khởi kiện hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
1. Yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi suất chậm trả theo hợp đồng
2. Tạm dừng thanh toán tiền do khiếu nại về chất lượng hàng hóa
3. Thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt vi phạm hợp đồng
4. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng: Theo đó việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, luật áp dụng, phương thức giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng phải được tôn trọng và ưu tiên áp dụng. Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự do đàm phán, giao kết của thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đều có thể tự thỏa thuận và cơ quan giải quyết tranh chấp phải tôn trọng việc này và lập biên bản ghi nhận hòa giải thành cho các bên giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Các bên có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, quyền đưa ra các yêu cầu với cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thông thường các vụ án có sự khác nhau về tình tiết và căn cứ pháp luật do thực tiễn kinh doanh rất đa dạng. Sử dụng dịch vụ luật sư của công ty Luật Trí Nam là khuyến nghị cho các doanh nghiệp mong muốn giải quyết triệt để, hiệu quả tranh chấp mình gặp phải. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận yêu cầu từ Quý vị với cam kết tận tâm, nỗ lực hết mình cho công việc được mời!.
Thông tin liên hệ Dịch vụ luật sư Công ty Luật Trí Nam
Điện thoại: 0904.588.557 – Luật sư Đào Sơn
Email: hanoi@luattrinam.vn – luatsudaoson@gmail.com