Quy định về đăng ký thành lập hộ kinh doanh hiện hành
Chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị những tài liệu gì?
✔ Với tư cách là chủ hộ, bạn sẽ cần chuẩn bị: Bản sao công chứng CMTND/Hộ chiếu và hợp đồng thuê địa điểm đặt Hộ kinh doanh.
✔ Đối với một số quận sẽ yêu cầu cung cấp thêm bản sao công chứng GCN quyền sử dụng đất. Ngoài ra các quận cụ thể yêu cầu chuẩn bị giấy những giấy tờ nào, hãy liên hệ Luật sư Trí Nam để được tư vấn thủ tục thành lập hộ kinh doanh.
Tư vấn đăng ký hộ kinh doanh cá thể: 1.200.000đ
+ Tư vấn lựa chọn thông tin hộ kinh doanh cần đăng ký: tên hộ kinh doanh, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ, thông tin chủ hộ.
+ Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
+ Thay mặt thực hiện toàn bộ thủ tục
Những vấn đề cần biết khi thành lập hộ kinh doanh?
Luật sư Trí Nam tổng hợp những câu hỏi thường gặp để chủ hộ kinh doanh tham khảo
✔ Một người được thành lập mấy hộ kinh doanh? Trả lời: Mỗi người chỉ được thành lập một hộ kinh doanh duy nhất.
✔ Hộ kinh doanh được mở mấy địa điểm kinh doanh? Trả lời: Mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một địa chỉ duy nhất và không được mở thêm các địa điểm kinh doanh mới.
✔ Hộ kinh doanh có chuyển đổi thành công ty được không? Trả lời: Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã quy định thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện thủ tục này sẽ gồm rất nhiều bước thủ tục về thuế và về đăng ký doanh nghiệp nên sẽ mất khoảng 30 ngày mới hoàn thành việc chuyển đổi.
✔ Hộ kinh doanh có được quyền đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh? Trả lời: Có những ngành nghề kinh doanh trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam không được đăng ký cho hộ kinh doanh. Do đó khi bạn muốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hãy liên hệ Luật sư Trí Nam để được tư vấn.
✔ Hộ kinh doanh chịu thuế khoán theo doanh thu có đúng không?
Trả lời: Đúng, nội dung này sẽ được các chuyên viên pháp lý của Luật Trí Nam tư vấn hỗ trợ đầy đủ cho khách hàng xác định mức thuế khoán phải nộp khi thực hiện dịch vụ thành lập hộ kinh doanh.
Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể
✔ Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà như thành lập công ty.
✔ Không phải khai thuế hằng tháng;
✔ Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
✔ Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
✔ Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Một số hạn chế của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể
✔ Chỉ được sử dụng tối đa chín lao động. Nếu hộ kinh doanh cá thể thường xuyên sử dụng từ mười lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp;
✔ Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
✔ Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
✔ Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
✔ Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT);
✔ Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
Công thức tính thuế khoán đã nêu căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Trong đó doanh thu tính thuế
✔ Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
✔ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
✔ Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…
✔ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Mốc thời điểm xác định doanh thu tính thuế
✔ Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
✔ Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
✔ Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định như sau:
+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.
+ Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
Công ty Luật Trí Nam rất mong được cộng tác với quý khách hàng trong việc phát triển kinh doanh!
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Tầng 4 tòa nhà 114 Hoàng Văn Thái, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
✔ Thành lập công ty Việt Nam: 0934.345.755
✔ Email: hanoi@luattrinam.vn