Ưu điểm trong việc thành lập công ty cổ phần theo quy định mới
Quy định mới về nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp mới. Theo đó Luật sư Trí Nam ưu điểm trong việc lựa chọn thành lập công ty cổ phần để kinh doanh bao gồm:
✔ Ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần luôn là khả năng huy động vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu để kêu gọi đầu tư, điều này ở các loại hình doanh nghiệp khác không có. Phương thức huy động vốn linh hoạt là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các dạng thỏa thuận hợp tác kinh doanh, hứa thưởng với nhân viên tâm huyết hoặc một mục đích khác mà công ty dự kiến triển khai.
✔ Ưu điểm thứ hai đó là các loại cổ phần đa dạng tạo lợi thế cho người nắm giữ như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức,... Quy định của luật doanh nghiệp 2020 về loại hình công ty cổ phần cũng chi tiết nhất, đầy đủ nhất đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nhỏ như quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi không đồng ý với nghị quyết của đại hội đồng cổ đông,...
✔ Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
✔ Sau 03 năm hoạt động thì việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty là tự do và tương đối dễ dàng, không phải thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh.
✔ Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có sự rút lui, phá sản của cổ đông thì công ty vẫn tồn tại mà không bị ảnh hưởng. Ưu điểm này bảo đảm cho sự hoạt động liên tục và ổn định của công ty cổ phần.
✔ So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần có bộ máy quản trị tương đối hoàn thiện, thể hiện thông qua hệ thống cơ quan nội bộ của công ty có sự chuyên môn hóa giữa quản lý và sở hữu mang lại tính chủ động và hiệu quả cao trong hoạt động.
Những phân tích nói trên không khẳng định: Không nên lựa chọn loại hình công ty TNHH khi thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh. Loại hình công ty TNHH cũng có nhiều ưu điểm phù hợp với kinh doanh đặc biệt với việc thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tham khảo: thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khác biệt cơ bản giữa công ty TNHH và công ty cổ phần
Thành lập công ty TNHH✔ Cơ sở pháp lý: Từ điều 47 đến điều 72 Luật doanh nghiệp 2020 ✔ Số lượng thành viên: Tối thiểu 02 thành viên tối đa 50 thành viên ✔ Quy định về góp vốn: Góp đúng loại tài sản và đủ số vốn như đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp, chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự đồng ý của các thành viên còn lại. ✔ Cơ cấu tổ chức: - Có hai mô hình: Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, - Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát) ✔ Chuyển nhượng vốn - Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; - Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Thuế TNCN phải nộp = ( Giá chuyển nhượng - Giá mua - Chi phí chuyển nhượng) X 20% |
Thành lập công ty cổ phần✔ Cơ sở pháp lý: Từ điều 110 đến điều 171 Luật Doanh nghiệp 2020 ✔ Số lượng thành viên: Tối thiểu 03 cổ đông, không quy định tối đa ✔ Quy định về góp vốn: Góp đủ số vốn đăng ký góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông không được ghi nhận tên trên GCN đăng ký doanh nghiệp ✔ Cơ cấu tổ chức: Có hai mô hình: - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát); - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị). ✔ Chuyển nhượng vốn - Cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng, việc hạn chế chỉ hạn chế trong 3 năm đầu thành lập: cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, sau 3 năm tự do chuyển nhượng. - Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài vẫn phải đăng ký giống TNHH Thuế TNCN phải nộp = giá trị chuyển nhượng chứng khoán từng lần x 0.1% |
Chi phí và thời gian thành lập công ty TNHH và cổ phần
Pháp luật thống nhất quản lý phí, lệ phí theo mức chung áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp 2020 ghi nhận, vì vậy về lệ phí nhà nước là giống nhau. Tương tự thời gian thành lập công ty cũng giống nhau bao gồm cả việc thành lập công ty vốn nước ngoài.
Tại Luật Trí Nam chúng tôi nhận thực hiện thành lập công ty trọn gói với nhiều ưu đãi, hỗ trợ kết hợp chắt lượng dịch vụ tốt, chuyên nghiệp nên luôn là sự lựa chọn mà quý khách hàng hướng tới. Mức phí thành lập công ty được công khai, trong đó thành lập công ty trong nước chỉ 1.300.000đ. Quý khách hàng muốn báo giá chi phí thành lập công ty nước ngoài hay xem các gói dịch vụ thành lập công ty Việt Nam vui lòng liên hệ: 0934.345.745