• Giới thiệu
    • Tầm nhìn và phương châm hoạt động
    • Hồ sơ năng lực Luật sư Trí Nam
    • Danh sách dự án đầu tư đã triển khai
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Giải quyết tranh chấp hợp đồng
    • Soạn thảo hợp đồng kinh tế
    • Tư vấn đầu tư nước ngoài
    • Đăng ký thương hiệu độc quyền
    • Đăng ký kinh doanh
    • Đăng ký quyền tác giả
    • Dịch vụ tư vấn ly hôn
    • Dịch vụ kế toán thuế
    • Xin cấp giấy phép con
  • Dịch vụ pháp lý nổi bật
    • Dịch vụ luật sư
    • Thành lập công ty nước ngoài
    • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
    • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
    • Tư vấn khởi kiện đòi nợ
    • Dịch vụ thành lập công ty
    • Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    • Đăng ký quyền tác giả
    • Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
  • Báo giá nhanh
    • Thành lập công ty trọn gói 1.400K
    • Giấy phép lao động trọn gói 250USD
    • Đăng ký nhãn hiệu độc quyền 2.200K
    • Dịch vụ ly hôn tại Hà Nội 9.000K
    • Đăng ký quyền tác giả trọn gói 1.500K
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh 700K
    • Đăng ký hộ kinh doanh trọn gói 1.000K
  • Tư vấn pháp luật
hotline:
0976 311 833
  1. Trang chủ
  2. Giấy phép kinh doanh
  3. Quyền thăm nom, trách nhiệm nuôi dưỡng con, chăm sóc con khi ly hôn

Quyền thăm nom, trách nhiệm nuôi dưỡng con, chăm sóc con khi ly hôn

11/04/2021 707

Luật sư Trí Nam tư vấn về quyền thăm nom, trách nhiệm nuôi dưỡng con, chăm sóc con khi ly hôn để quý khách hàng tham khảo. Quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm quyền nuôi dưỡng con như thế nào?

Mục lục bài viết (Hiện)

  1. 1 . Quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con khi ly hôn
  2. 2 . Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
  3. 3 . Về thay đổi quyền nuôi con và xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con
  4. 4 . Về xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

Quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con khi ly hôn

✔  Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha, làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa, cụ thể:

+ Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

+ Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

✔  Như vậy, khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây: Con chưa thành niên; Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

✔  Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 : “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

✔  Theo đó, khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

✔  Trước hết, mức cấp dưỡng sẽ do hai bên (cha và mẹ) thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con. Đặc biệt, khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng do các bên thỏa thuận. Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Các phương thức cấp dưỡng cũng khá linh hoạt; có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.

✔  Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Về thay đổi quyền nuôi con và xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

✔  Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

– Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

– Nếu con trên 7 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

– Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

– Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

Về xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

✔  Theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì:

+ Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

+ Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

✔  Bên cạnh đó, Điều 380 BLHS 2015 quy định: Khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam.

✔  Ngoài ra, Điều 186 BLHS 2015 còn quy định nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Chia sẻ:
viber_share
  • Tư vấn pháp luật uy tín

    QC
  • Tổng đài tư vấn luật miễn phí

    QC
  • Luật sư khởi kiện đòi nợ uy tín

    QC

Tin mới nhất

  • Mẫu bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết tường trình
  • Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô, xe máy cũ
  • Chuyển hộ khẩu thường trú sang tỉnh khác như thế nào?
  • Được sa thải khi người lao động nghỉ làm không phép mấy ngày
  • Công ty tư vấn pháp luật dân sự uy tín qua điện thoại
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế uy tín
  • Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh những dịch vụ nào?
  • Thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng thế nào cho đúng?
  • Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất
  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết
  • Cách viết đơn xin ly hôn theo quy định mới
  • Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn nhanh

Tin khác

  • Mẫu bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết tường trình
  • Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô, xe máy cũ
  • Chuyển hộ khẩu thường trú sang tỉnh khác như thế nào?
  • Công ty tư vấn pháp luật dân sự uy tín qua điện thoại
  • Đơn kháng cáo dân sự và cách làm đơn kháng cáo
  • Thời hiệu khởi kiện
  • Lệ phí phải nộp khi yêu cầu Tòa án giả quyết vụ việc dân sự

Tiêu điểm

Công ty tư vấn pháp luật dân sự uy tín qua điện thoại
Công ty tư vấn pháp luật dân sự uy tín qua điện thoại

Luật Trí Nam nhận giải đáp các quy định pháp luật dân sự và hướng dẫn người dân cách giải quyết tranh chấp dân sự, khởi kiện tranh chấp dân sự tại Tòa án

12/04/2021 935
Tư vấn phân chia di sản thừa kế uy tín

Tư vấn phân chia di sản thừa kế uy tín

12/04/2021 938
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết

12/04/2021 66
Đăng ký logo độc quyền theo thủ tục mới

Đăng ký logo độc quyền theo thủ tục mới

12/04/2021 7291
Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc

11/04/2021 1075
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội

11/04/2021 1061
Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú giá rẻ cho người nước ngoài

Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú giá rẻ cho người nước ngoài

11/04/2021 916
Thủ tục khởi kiện đòi nợ công ty theo hợp đồng

Thủ tục khởi kiện đòi nợ công ty theo hợp đồng

11/04/2021 1816
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng

11/04/2021 332
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tại Hà Nội

Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tại Hà Nội

11/04/2021 1123
  • Tư vấn pháp luật uy tín

    QC
  • Tổng đài tư vấn luật miễn phí

    QC
  • Luật sư khởi kiện đòi nợ uy tín

    QC
Tư vấn pháp luật
  • Tầng 5, tòa nhà số 227, đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
  • hanoi@luattrinam.vn
  • 0934.345.745

  https://luattrinam.vn

Yêu cầu báo giá
Kết nối với chúng tôi
Công ty Luật Trí Nam

DMCA.com Protection Status
Bản đồ

© 2012 luattrinam.vn . All rights reserved
Báo giá dịch vụ pháp lý 0934.345.745
  • Gọi ngay
  • Chỉ đường
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Facebook
Google
ĐĂNG KÝ NGAY nếu bạn chưa có tài khoản.
Đăng ký tài khoản
Lấy lại mật khẩu