• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Luật sư kinh tế
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn đầu tư nước ngoài
    • Bản quyền - Thương hiệu
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân gia đình
    • Thừa kế di sản
    • Giấy phép con
  • Dịch vụ nổi bật
    • Dịch vụ luật sư
    • Khởi kiện đòi nợ
    • Tư vấn thủ tục ly hôn
    • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng
    • Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
    • Thành lập công ty vốn nước ngoài
    • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
    • Dịch vụ đăng ký quyền tác giả
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Dịch vụ giấy phép lao động
    • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
    • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
  • Báo giá nhanh
    • Thành lập công ty tại Hà Nội 1.200K
    • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể 1.000K
    • Đăng ký bản quyền phần mềm 2.800K
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh 1.000K
    • Thay đổi giấy phép kinh doanh 700K
    • Lập địa điểm kinh doanh 700K
    • Thay đổi trụ sở công ty 1.000K
    • Dịch vụ đăng ký logo 2.200K
    • Giấy phép lao động 300USD
  • Trợ giúp pháp lý
    • Bảo hộ thương hiệu
    • Đăng ký quyền tác giả
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Luật sư kinh tế
  3. Quy định về: Thời giờ nghỉ ngơi - Thời gian nghỉ phép - Thời giờ làm việc

Quy định về: Thời giờ nghỉ ngơi - Thời gian nghỉ phép - Thời giờ làm việc

29/06/2021 3277

Luật sư Trí Nam tư vấn quy định về: ✔ Thời giờ nghỉ ngơi  ✔ Thời gian nghỉ phép  ✔ Thời giờ làm việc  ✔ Thời gian làm thêm được phép thỏa thuận và các quy định khác về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi để Quý khách hàng tham khảo.

 

Mục lục bài viết (Hiện)

  1. 1 . Thời giờ làm việc chính thức của người lao động
  2.    1.1 . ✔ Thời giờ làm việc chính thức được căn cứ theo thỏa thuận tại Hợp đồng lao động đã ký nhưng không quá:
  3.    1.2 . ✔ Thời giờ nghỉ ngơi trong thời gian làm việc chính thức
  4. 2 . Quy định về thời gian làm thêm
  5.    2.1 . ✔ Thỏa thuận về thời gian làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động
  6.    2.2 . ✔ Về số giờ làm thêm được phép
  7. 3 . Thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm của người lao động
  8.    3.1 . ✔ Nghỉ hằng tuần:
  9.    3.2 . ✔ Nghỉ lễ, tết:
  10.    3.3 . ✔ Nghỉ hằng năm:
  11.    3.4 . ✔  Nghỉ việc riêng:
  12.    3.5 . ✔ Nghỉ không lương:

Thời giờ làm việc chính thức của người lao động

✔ Thời giờ làm việc chính thức được căn cứ theo thỏa thuận tại Hợp đồng lao động đã ký nhưng không quá:

+ 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Điều 104 Bộ luật lao động).

+ 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành Ví dụ: Làm việc trong hầm mỏ.

✔ Thời giờ nghỉ ngơi trong thời gian làm việc chính thức

+ Nghỉ trong giờ làm việc: Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

+ Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

+ Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

+ Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

+ Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

+ Các trường hợp nghỉ ngơi không làm việc được tính vào thời giờ làm việc:

- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc, trường hợp này phải được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong nội quy lao động công ty.

- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

- Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

Thông tin hữu ích: Hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký 

Quy định hiện hành không quy định thời gian nghỉ trưa được tính vào thời giờ làm việc.

Quy định về: Thời giờ nghỉ ngơi - Thời gian nghỉ phép - Thời giờ làm việc ( Ảnh Minh Họa )

Quy định về thời gian làm thêm

✔ Thỏa thuận về thời gian làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động

"a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."

✔ Về số giờ làm thêm được phép

+ Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

+ Việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ một năm được thực hiện trong trường hợp sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước hoặc các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

- Thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

Quy định về thời gian làm thêm ( Ảnh Minh Họa )

Thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm của người lao động

✔ Nghỉ hằng tuần:

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

✔ Nghỉ lễ, tết:

+ Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

- Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

- Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

+ Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

✔ Nghỉ hằng năm:

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :

- Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;

- Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;

- Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.

Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:

- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).

✔  Nghỉ việc riêng:

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.

Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

- Kết hôn, nghỉ 3 ngày;

- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;

- Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

✔ Nghỉ không lương:

+ Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, người lao động nếu thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

+ Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt,... thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động.

Những quy định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển,....

✔  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt:

+ Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

+ Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

+ Ngoài ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.

Chia sẻ:
viber_share
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC

Tin mới nhất

  • Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Hà Nội, TPHCM 2023
  • Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội
  • Xin trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như thế nào?
  • Danh mục mã chương - loại khoản - tiểu mục nộp thuế cho doanh nghiệp
  • Thay đổi địa chỉ công ty
  • Quy trình đăng ký nhãn hiệu công ty Luật Trí Nam chỉ từ 2.200k
  • Hướng dẫn xin cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất
  • Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k-1TR
  • Vi phạm bản quyền phần mềm bị xử lý thế nào?
  • Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc
  • Mẫu biên bản họp gia đình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Hướng dẫn cách đặt tên địa điểm kinh doanh

Tin khác

  • Hướng dẫn xin cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất
  • Soạn thảo hợp đồng kinh tế - Công ty Luật Trí Nam
  • Mẫu giấy xác nhận nợ cá nhân
  • Cách tính thuế trước bạ khi mua ô tô theo quy định mới
  • Cách làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự
  • Mẫu giấy biên nhận tiền mặt viết tay
  • Giấy ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư

Tiêu điểm

Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội
Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội

Chi phí thành lập công ty trọn gói được Công ty Luật Trí Nam niêm yết chỉ từ 1.200.000đ. Hoàn thành công việc khách hàng sẽ nhận đủ: GCN đăng ký doanh nghiệp, Dấu công ty, Điều lệ công ty để có thể bắt đầu kinh doanh luôn.

23/05/2023 3560
Danh mục mã chương - loại khoản - tiểu mục nộp thuế cho doanh nghiệp

Danh mục mã chương - loại khoản - tiểu mục nộp thuế cho doanh nghiệp

11/05/2023 39085
Thay đổi địa chỉ công ty

Thay đổi địa chỉ công ty

11/05/2023 33739
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

24/03/2023 23070
Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k-1TR

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k-1TR

20/03/2023 13804
Vi phạm bản quyền phần mềm bị xử lý thế nào?

Vi phạm bản quyền phần mềm bị xử lý thế nào?

16/03/2023 1370
Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc

16/03/2023 3091
Hướng dẫn cách đặt tên địa điểm kinh doanh

Hướng dẫn cách đặt tên địa điểm kinh doanh

16/03/2023 2714
Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH MTV

Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH MTV

16/03/2023 4134
Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?

16/03/2023 7657
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tầng 5, tòa nhà số 227, đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
hanoi@luattrinam.vn
Liên hệ nhanh
  • Đăng ký kinh doanh 0934.345.755 icon zalo
  • Đầu tư nước ngoài - Workpermit 0934.345.755 icon zalo
  • Bản quyền - Nhãn hiệu 0934.345.745 icon zalo
  • Dịch vụ luật sư 0934.345.745 icon zalo
Kết nối với chúng tôi
Công ty Luật Trí Nam
© 2012 luattrinam.vn . All rights reserved
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Facebook
Google
ĐĂNG KÝ NGAY nếu bạn chưa có tài khoản.
Đăng ký tài khoản
Lấy lại mật khẩu