• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Luật sư kinh tế
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn đầu tư nước ngoài
    • Bản quyền - Thương hiệu
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân gia đình
    • Thừa kế di sản
    • Giấy phép con
  • Dịch vụ nổi bật
    • Dịch vụ luật sư
    • Khởi kiện đòi nợ
    • Tư vấn thủ tục ly hôn
    • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng
    • Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
    • Thành lập công ty vốn nước ngoài
    • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
    • Dịch vụ đăng ký quyền tác giả
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Dịch vụ giấy phép lao động
    • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
    • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
  • Báo giá nhanh
    • Thành lập công ty tại Hà Nội 1.200K
    • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể 1.000K
    • Đăng ký bản quyền phần mềm 2.800K
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh 1.000K
    • Thay đổi giấy phép kinh doanh 700K
    • Lập địa điểm kinh doanh 700K
    • Thay đổi trụ sở công ty 1.000K
    • Dịch vụ đăng ký logo 2.200K
    • Giấy phép lao động 300USD
  • Trợ giúp pháp lý
    • Bảo hộ thương hiệu
    • Đăng ký quyền tác giả
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Giấy phép con
  3. Quy định mới về Thời gian nghỉ phép năm - Thời gian nghỉ việc riêng

Quy định mới về Thời gian nghỉ phép năm - Thời gian nghỉ việc riêng

08/11/2021 5089

Luật sư Trí Nam chia sẻ quy định mới nhất về: Thời gian nghỉ phép năm, Thời gian nghỉ việc riêng, Thời gian nghỉ việc riêng, Thời gian nghỉ việc không lương và cách tính thời gian nghỉ phép năm theo thâm niên để Quý khách hàng tham khảo.

Mục lục bài viết (Hiện)

  1. 1 . Cách tính thời gian nghỉ phép năm theo thâm niên của người lao động
  2.    1.1 . ✔  Đối với người có thời gian làm việc dưới 12 tháng:
  3.       1.1.1 . Số ngày nghỉ phép hàng năm = (Số ngày nghỉ hàng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế
  4. 2 . ✔  Đối với người có thời gian làm việc trên 12 tháng:
  5.    2.1 . Số ngày nghỉ phép hàng năm = Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên
  6. 3 . Quy định về thời gian nghỉ hàng năm của người lao động
  7.    3.1 . ✔ Thời gian nghỉ hằng tuần:
  8.    3.2 . ✔ Thời gian nghỉ lễ, tết hàng năm
  9.    3.3 . ✔ Thời gian nghỉ phép hằng năm:
  10.    3.4 . ✔ Thời gian nghỉ việc riêng:
  11.    3.5 . ✔ Thời gian nghỉ không lương:
  12.    3.6 . ✔ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt:
  13. 4 . Lao động thử việc có được nghỉ phép năm không
  14. 5 . Có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản?

Cách tính thời gian nghỉ phép năm theo thâm niên của người lao động

✔  Đối với người có thời gian làm việc dưới 12 tháng:

Thời gian nghỉ phép hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Số ngày nghỉ phép hàng năm = (Số ngày nghỉ hàng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế

Thông thường, trong điều kiện bình thường, mỗi tháng làm việc, người lao động được nghỉ 01 ngày phép.

Lưu ý: Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc chính thức cho người sử dụng lao động vẫn được coi là ngày làm việc để tính phép năm.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền MỚI NHẤT 2021

✔  Đối với người có thời gian làm việc trên 12 tháng:

Số ngày nghỉ phép hàng năm = Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên

Trong đó:

- Số ngày nghỉ hàng năm tùy theo điều kiện lao động có thể được nghỉ từ 12 đến 14 ngày;

- Số ngày nghỉ theo thâm niên: cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.

Cách tính thời gian nghỉ phép năm theo thâm niên của người lao động

Quy định về thời gian nghỉ hàng năm của người lao động

✔ Thời gian nghỉ hằng tuần:

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

✔ Thời gian nghỉ lễ, tết hàng năm

+ Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

- Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

- Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

+ Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

✔ Thời gian nghỉ phép hằng năm:

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :

- Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;

- Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;

- Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.

Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:

- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).

✔ Thời gian nghỉ việc riêng:

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.

Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

- Kết hôn, nghỉ 3 ngày;

- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;

- Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

✔ Thời gian nghỉ không lương:

+ Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, người lao động nếu thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

+ Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt,... thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động.

Những quy định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển,....

✔ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt:

+ Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

+ Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

+ Ngoài ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.

Quy định về thời gian nghỉ hàng năm của người lao động

Lao động thử việc có được nghỉ phép năm không

Theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động được coi là thời gian để tính ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).

Do đó, trong thời gian thử việc, người lao động có được nghỉ phép năm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của người sử dụng lao động trong nội quy lao động, hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó:

✔  Trường hợp 1: Nếu hợp đồng thử việc hoặc người sử dụng lao động quy định “không giải quyết phép năm trong thời gian thử việc” thì người lao động không được nghỉ phép trong thời gian này.

✔  Trường hợp 2: Nếu người sử dụng lao động không có quy định nào về vấn đề này thì người lao động có thể thỏa thuận để được nghỉ phép trong thời gian này.

Có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản?

Pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về việc có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản hay không. Do vậy, nếu có nhu cầu, sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản nêu trên, lao động nữ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động và làm đơn xin nghỉ phép để kéo dài thời gian nghỉ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty chỉ 700.000đ

Chia sẻ:
viber_share
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC

Tin mới nhất

  • Đăng ký nhãn hiệu thương hiệu trọn gói uy tín chỉ 2.200k
  • Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính đơn giản mới nhất 2022
  • Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Đơn khởi kiện là gì? Mẫu đơn khởi kiện dân sự, đất đai 2022 mới nhất
  • Đăng ký logo độc quyền theo thủ tục mới
  • Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh 2022
  • Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất
  • Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể 1.000K - siêu nhanh
  • Thay đổi địa chỉ công ty
  • Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trọn gói tại Hà Nội - Luật Trí Nam
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất - Luật Trí Nam
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k

Tin khác

  • Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Mẫu nội quy lao động theo quy định mới
  • Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô, xe máy cũ
  • Mẫu hợp đồng thuê lao động nước ngoài làm việc
  • Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhanh giá rẻ
  • Chi phí gia hạn khẩn thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Tiêu điểm

Đăng ký logo độc quyền theo thủ tục mới
Đăng ký logo độc quyền theo thủ tục mới

Hiện nay, nhiều cá nhân/doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc đăng ký logo do chính mình thiết kế hoặc sở hữu riêng so với trước đây. Việc đăng ký bản quyền logo giúp chủ sở hữu có thể độc quyền sở hữu mà các bên khác không được sử dụng. Để tiếp bước phát triển và phục vụ nhu cầu của các cá nhân hay doanh nghiệp có thể đăng ký logo độc quyền nhanh, giảm chi phí hơn thì Luật Trí Nam liệt kê các thủ tục mới nhất 2022 để các bạn tham khảo.

10/05/2022 20380
Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

09/05/2022 15051
Thay đổi địa chỉ công ty

Thay đổi địa chỉ công ty

30/03/2022 15602
Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội 700k

08/03/2022 10013
Danh mục mã chương - loại khoản - tiểu mục nộp thuế cho doanh nghiệp

Danh mục mã chương - loại khoản - tiểu mục nộp thuế cho doanh nghiệp

17/10/2021 25831
Kinh nghiệm khởi kiện tranh chấp hợp đồng

Kinh nghiệm khởi kiện tranh chấp hợp đồng

10/10/2021 7452
Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

26/09/2021 6291
Tư vấn khởi kiện đòi nợ

Tư vấn khởi kiện đòi nợ

25/09/2021 12252
Được tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp nào?

Được tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp nào?

16/08/2021 6631
Những thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận bạn cần biết

Những thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận bạn cần biết

16/08/2021 1884
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ NAM
Mã số thuế 0108153065
Tầng 5, tòa nhà số 227, đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
hanoi@luattrinam.vn
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006196
Liên hệ nhanh
  • Đầu tư nước ngoài 0934.345.755 icon zalo
  • Đăng ký kinh doanh 0934.345.745 icon zalo
  • Bản quyền - Nhãn hiệu 0904.588.557 icon zalo
  • Dịch vụ luật sư 0904.588.557 icon zalo
  • Hotline công ty 0934.345.745 icon zalo
Kết nối với chúng tôi
Công ty Luật Trí Nam
© 2012 luattrinam.vn . All rights reserved
Hãy liên hệ với chúng tôi
icon zalo
icon zalo
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Facebook
Google
ĐĂNG KÝ NGAY nếu bạn chưa có tài khoản.
Đăng ký tài khoản
Lấy lại mật khẩu