• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Luật sư kinh tế
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn đầu tư nước ngoài
    • Bản quyền - Thương hiệu
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân gia đình
    • Thừa kế di sản
    • Giấy phép con
  • Dịch vụ nổi bật
    • Dịch vụ luật sư
    • Khởi kiện đòi nợ
    • Tư vấn thủ tục ly hôn
    • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng
    • Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
    • Thành lập công ty vốn nước ngoài
    • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
    • Dịch vụ đăng ký quyền tác giả
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Dịch vụ giấy phép lao động
    • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
    • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
  • Báo giá nhanh
    • Thành lập công ty tại Hà Nội 1.200K
    • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể 1.000K
    • Đăng ký bản quyền phần mềm 2.800K
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh 1.000K
    • Thay đổi giấy phép kinh doanh 700K
    • Lập địa điểm kinh doanh 700K
    • Thay đổi trụ sở công ty 1.000K
    • Dịch vụ đăng ký logo 2.200K
    • Giấy phép lao động 300USD
  • Trợ giúp pháp lý
    • Bảo hộ thương hiệu
    • Đăng ký quyền tác giả
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Hôn nhân gia đình
  3. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hàng tháng

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hàng tháng

16/01/2023 18097

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn giúp các bên có cơ sở thỏa thuận hạn chế tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con. Dưới đây là một số phân tích của luật sư về vấn đề này.

Mục lục bài viết (Hiện)

  1. 1 . Nguyên tắc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của Tòa án
  2. 2 . Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hiện hành

✔ Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con được Luật Hôn nhân gia đình 2014 ghi nhận cụ thể

+ Theo Điều 82 Luật HNGĐ 2014 “1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

+ Điều 107 Luật HNGĐ 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

✔ Quý vị lưu ý việc cấp dưỡng nuôi con không chỉ có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần, là tình cảm của người vì lý do nào đó không trực tiếp nuôi con được nhưng vẫn yêu thương, chăm sóc con mình, nên có ý nghĩa nhân văn tích cực cần khuyến khích thực hiện. Do đó khi đưa ra yêu cầu người viết đơn khởi kiện cần lưu ý rõ vấn đề này. Bởi hiểu được bản chất của việc trợ cấp nuôi con sẽ giúp cho các căn cứ, luận điểm trình bày trước Tòa án của bạn thuyết phục hơn.

Liên hệ dịch vụ ly hôn trọn gói 0904.588.557

Giải quyết tranh chấp tiền cấp dưỡng nuôi con xảy ra trên thực tế

Dựa trên các quy định pháp luật Luật sư phân tích thì yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi con thường phát sinh trong các trường hợp sau

✔ Thứ nhất đó là vợ chồng ly hôn nhưng sau đó người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phán quyết Tòa án đưa ra.

✔ Thứ hai đó là việc yêu cầu Tòa án xác định người là cha, mẹ của con đồng thời yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi con.

✔ Thứ ba đó là việc vợ chồng ly hôn nhưng khi giải quyết thủ tục tại Tòa án lại không yêu cầu Tòa án phân xử để hai vợ chồng tự thỏa thuận. Sau khi ly hôn lại không thỏa thuận được nên phải khởi kiện yêu cầu Tòa án phân xử lại việc trợ cấp nuôi con.

✔ Thứ tư là trường hợp con đã thành niên nhưng bị tàn tật, … nên người không trực tiếp nuôi con phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

✔ Thứ năm là người trực tiếp nuôi con muốn thay đổi việc trợ cấp nuôi con từ chi trả hàng tháng thành chi trả một lần.

Nguyên tắc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của Tòa án

✔ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 với nhiều quy định đề cao quyền tự định đoạt, thỏa thuận giữa các đương sự trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…Theo đó, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu đó. Quy định trên, bên cạnh mặt tích cực đã phát huy tốt quyền con người, quyền dân chủ của công dân khi giải quyết các tranh chấp tại Tòa án, tuy nhiên trong giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con chưa thành niên nên cần được xem xét khắc phục.

✔ Cấp dưỡng là để nuôi con, chứ không phải cho người trực tiếp nuôi con, nên việc tự định đoạt không yêu cầu Tòa án giải quyết của người trực tiếp nuôi con là chưa phù hợp, trong một số trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của người con.

✔ Nếu bên trực tiếp nuôi con có điều kiện kinh tế khá giả, có thể lo cho con đầy đủ về vật chất thì việc họ không yêu cầu Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con cũng cần phải được xem xét, bởi vì nhu cầu của con người là không có giới hạn và tiền cấp dưỡng nếu không cần sử dụng ngay thì có thể để dành cho người con sử dụng khi cần thiết. Mặt khác, như đã trình bài ở phần trên, việc cấp dưỡng không chỉ có giá trị vật chất mà còn là tình cảm của người không trực tiếp nuôi dưỡng dành cho con của mình để duy trì, nuôi dưỡng tình cảm giữa họ tốt hơn, đây là điều tích cực cần phát huy. Đương nhiên cũng loại trừ số ít những trường hợp người không trực tiếp nuôi con có điều kiện kinh tế khó khăn, không thể cấp dưỡng nuôi con được thì tạm hoãn cho họ đến khi có điều kiện.

✔ Để khắc phục hạn chế trên, nhằm đảm bảo những người con chưa thành niên đều được mẹ hoặc cha không trực tiếp nuôi cấp dưỡng, cần thực hiện các việc sau:

+ Khi giải quyết các vụ, việc có giao con chưa thành niên cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, Tòa án, Viện kiểm sát (đối với những vụ có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa) cần hướng dẫn, giải thích để người trực tiếp nuôi con có yêu cầu và Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng. Tránh trường hợp vì muốn giải quyết nhanh vụ án nên giải thích, hướng dẫn cho người trực tiếp nuôi con không yêu cầu để khỏi phải giải quyết.

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì khi giải quyết về tranh chấp nuôi con, Thẩm phán phải xem xét nguyện vọng của con chưa thành niên từ bảy tuổi trở lên. Đối với việc cấp dưỡng nuôi con, theo qui định tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

Những chia sẻ nói trên hy vọng sẽ giúp ích cho Quý vị trong việc tìm hiểu quy định pháp luật. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đăng ký hộ kinh doanh đơn giản dễ hiểu nhất

dịch vụ thành lập công ty thành lập công ty trọn gói thành lập công ty tphcm https://luattrinam.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep
Chia sẻ:
viber_share
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC

Tin mới nhất

  • Thủ Tục Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể Online Mới Nhất 2023
  • Chứng minh năng lực tài chính cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc
  • Hướng dẫn xin giấy xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng
  • Xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Hướng dẫn xin cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất
  • Quy định mới thủ tục gia hạn visa thị thực Việt Nam cho người nước ngoài
  • Tư vấn khiếu nại phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu vi phạm
  • Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội
  • Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú giá rẻ cho người nước ngoài
  • Tư vấn xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất
  • Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa
  • Nội dung hợp đồng liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định mới

Tin khác

  • Hướng dẫn xin giấy xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng
  • Tư vấn xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất
  • Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?
  • Tòa án giải quyết yêu cầu xin nuôi con theo tiêu chí nào?
  • Lý do xin ly hôn nào được Tòa án chấp thuận?
  • Mẫu giấy xác nhận địa chỉ cư trú của cá nhân
  • Ly thân có phải là căn cứ chắc chắn được ly hôn

Tiêu điểm

Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Cách lập di chúc hợp pháp - Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Di chúc vô hiệu khi nào? Luật sư Trí Nam hướng dẫn cách lập di chúc hợp pháp năm 2020 và phân tích các điều kiện có hiệu lực di chúc để Quý khách hàng tham khảo.

16/01/2023 2383
Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú giá rẻ cho người nước ngoài

Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú giá rẻ cho người nước ngoài

16/01/2023 2476
Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa

16/01/2023 4978
Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?

16/01/2023 6241
Hướng dẫn các bước thủ tục khai nhận thừa kế

Hướng dẫn các bước thủ tục khai nhận thừa kế

16/01/2023 3509
Tư vấn phân chia di sản thừa kế uy tín

Tư vấn phân chia di sản thừa kế uy tín

16/01/2023 2215
Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhanh giá rẻ

Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhanh giá rẻ

16/01/2023 1795
Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?

Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?

16/01/2023 1612
Tư vấn chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tư vấn chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

16/01/2023 4223
Thủ tục khởi kiện đòi nợ công ty theo hợp đồng

Thủ tục khởi kiện đòi nợ công ty theo hợp đồng

16/01/2023 5828
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    QC
  • Đăng ký bản quyền tác giả

    QC
  • Đăng ký logo độc quyền

    QC
  • Khởi kiện tranh chấp hợp đồng

    QC
  • Đăng ký nhãn hiệu mới

    QC
  • Đăng ký thương hiệu

    QC
  • Thành lập vốn công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

    QC
  • Thay đổi địa chỉ công ty

    QC
  • Đăng ký bản quyền phần mềm

    QC
  • Đăng ký địa điểm kinh doanh

    QC
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    QC
  • Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

    QC
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

    QC
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ NAM
Mã số thuế 0108153065
Tầng 5, tòa nhà số 227, đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
hanoi@luattrinam.vn
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006196
Liên hệ nhanh
  • Đầu tư nước ngoài 0934.345.755 icon zalo
  • Đăng ký kinh doanh 0934.345.745 icon zalo
  • Bản quyền - Nhãn hiệu 0904.588.557 icon zalo
  • Dịch vụ luật sư 0904.588.557 icon zalo
  • Hotline công ty 0934.345.745 icon zalo
Kết nối với chúng tôi
Công ty Luật Trí Nam
© 2012 luattrinam.vn . All rights reserved
Hãy liên hệ với chúng tôi
icon zalo
icon zalo
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Facebook
Google
ĐĂNG KÝ NGAY nếu bạn chưa có tài khoản.
Đăng ký tài khoản
Lấy lại mật khẩu