Mức cấp dưỡng nuôi con thông thường áp dụng là bao nhiêu?
✔ Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số của hội đồng thẩm phán như sau: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý...".
✔ Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
✔ Theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về mức cấp dưỡng như sau: "Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng... Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.
✔ Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 2 triệu, 5 triệu hay 100 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.
✔ Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.”
>>> Xem thêm: thành lập công ty trọn gói chuyên nghiệp, tân tâm và trách nhiệm cao trong từng công đoạn
Những yếu tố ảnh hưởng đến xác định mức cấp dưỡng nuôi con
✔ Cấp dưỡng nuôi con và trợ cấp nuôi con là hai thuật ngữ có cùng nội dung, do đó trong quá trình giải quyết vụ án chúng tôi thường xuyên hoán đổi sử dụng để tránh trùng lặp từ. Hiện tại mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn được căn cứ theo hoàn cảnh cụ thể như con chưa thành niên, con tàn tật, con mất năng lực hành vi lao động hoặc người trợ cấp không có khả năng lao động, người trợ cấp vỡ nợ,... Luật hôn nhân gia đình mới số 55/2014/QH13 không có quy định mới về vấn đề này.
✔ Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến xác định mức cấp dưỡng nuôi con đó là thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, thông thường các phán quyết về mức cấp dưỡng ở Tòa án các tỉnh, thành phố cao hơn các tòa ở địa phương kém phát triển. Bởi người cấp dưỡng ở các địa phương kia có thu nhập tốt hơn.
✔ Yếu tố thứ ba đó là điều kiện sống của con. Trước khi ly hôn người con có cuộc sống như thế nào, sau khi ly hôn và thay đổi người trực tiếp nuôi thì cuộc sống của cháu có thể sẽ thấp hơn nhưng cũng không thể thây đổi 180 độ.
✔ Yếu tố cuối cùng đó là độ tuổi của người con được cấp dưỡng.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
“Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con".
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.