Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ) do đó tùy thuộc vào cách chủ đơn muốn bảo hộ, muốn phòng tránh mà quyết định nộp một hay nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu.
✔ Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 80 x 80mm trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu cần được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
✔ Mô tả nhãn hiệu: cần mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu:
✔ Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
✔ Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;
✔ Mô tả dạng hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ;
✔ Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
✔ Tên, địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
✔ Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt;
✔ Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
✔ Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
✔ Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
✔ Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
✔ Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói tại HCM như thế nào?
Lệ phí nhà nước cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền như sau:
✔ Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 180.000 đ
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đ
✔ Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu): 600.000 đ
✔ Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 300.000 đ
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 60.000 đ
✔ Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 60.000 đ
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 24.000
✔ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đ
✔ Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000 đ
✔ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng đăng ký logo: 120.000 đ
✔ Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000 đ
Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Liệt kê hàng hóa, dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ ( Bảng phân loại Nice) theo thứ tự nhóm từ thấp đến cao.
Đăng ký nhãn hiệu phí 1.200.000đ liên hệ 0934.345.745
Cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tối ưu nhất
✔ Đăng ký nhãn hiệu độc quyền giúp xác lập quyền sở hữu của công ty với nhãn hiệu hàng hóa, vậy khi đăng ký nhãn hiệu công ty chúng ta nên lựa chọn cá nhân hay trực tiếp công ty là chủ sở hữu? Mỗi khách hàng sẽ có lựa chọn riêng trong câu trả lời, đối với Luật sư Trí Nam chúng tôi đảm bảo:
+ Khi nhãn hiệu đã được Cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện nhanh các thủ tục giúp thay đổi chủ sở hữu trên GCN đăng ký nhãn hiệu nhanh gọn. Vì vậy giả sử khi khách hàng cần thay đổi chủ sở hữu nhãn hiệu thì cùng không gặp bất kỳ trở ngại nào.
+ Luật sư trợ giúp khách hàng soạn thảo hợp đồng, thỏa thuận khi sử dụng hoặc cho phép cá nhân, tổ chức, đơn vị trực thuộc công ty sử dụng nhãn hiệu hàng hóa. Nội dung ghi nhận rõ phạm vi và thời hạn sử dụng nhãn hiệu nên dù đăng ký nhãn hiệu độc quyền dưới dạng cá nhân hay công ty chúng tôi đảm bảo việc sử dụng nhãn hiệu không gặp trở ngại.
✔ Phải khẳng định rằng nhãn hiệu mang một sức mạnh tiềm tàng, trong mọi sự kiện việc sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm đóng vai trò xây dựng hỉnh ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp. Với một khía cạnh nào đó, nhãn hiệu được coi là “người đại diện” của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu là một điều kiện tất yếu đối với doanh nghiệp. Vậy nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền ?
+ Theo luật sư nhãn hiệu là một biểu tượng có thể bằng hình ảnh, chữ, họa tiết… được thiết kế riêng biệt để tạo dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp hoăc dùng để phản ánh sản phẩm cho nhà sản xuất. Người tiêu dùng cũng dễ dàng nhận diện và phân biệt các loại sản phẩm cùng loại thông qua nhãn hiệu hàng hóa. Do đó hình ảnh nhãn hiệu đăng ký rất gây ấn tượng đối với khách hàng, giúp người tiêu dùng dễ nhớ.
+ Đăng ký nhãn hiệu độc quyền không phải là thủ tục bắt buộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế về tranh chấp nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp, cá nhân, đến khi ảnh hưởng tới lợi nhuận, danh tiếng hay thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa thì mới thấy rõ tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu công ty.
+ Doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền cũng giúp thể hiện bộ mặt của cả doanh nghiệp bởi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là thủ tục pháp lý giúp chủ sở hữu xác lập quyền bảo hộ đối với tài sản trí tuệ và dấu hiệu nhận biết của mình. Đây cũng là căn cứ pháp lý hữu hiệu để xử lý các vi phạm trên thực tế sử dụng.
✔ Hiện tại có hai cơ quan quản lý thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Cục sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền tác giả. Vậy đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu cho đúng?
+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ trong đó khi đăng ký chủ sở hữu nhãn hiệu phải cung kê khai rõ danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu. Việc lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ bảo hộ độc quyền theo nhãn hiệu rất quan trọng bởi:
- Sau này khi xem xét việc vi phạm, trùng lặp cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ xem xét trong lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà chủ sở hữu kê khai đăng ký.
- Việc lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ đăng ký độc quyền thì càng lựa chọn rộng càng tốn chi phí, đó là lý do vì sao chủ sở hữu nhãn hiệu không lựa chọn tất cả các lĩnh vực để đăng ký độc quyền.
+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục bản quyền tác giả thực hiện theo quy trình cấp Giấy chứng nhận bản quyền cho bản vẽ mỹ thuật, do đó việc bảo hộ nhãn hiệu thiên về thiết kế và tính sáng tạo trong thiết kế. Do vậy thường các công ty thiết kế nhãn hiệu thực hiện để chứng minh việc không copy, sao chép nhãn hiệu thiết kế cho khách hàng khi bàn giao nghiệm thu công việc.
✔ Nhãn hiệu hàng hóa được phép thể hiện theo các hình thức nào?
+ Nhãn hiệu thể hiện dưới dạng từ không có nghĩa
+ Nhãn hiệu thể hiện dưới dạng từ có nghĩa (Lưu ý: Không sử dụng phần chữ nhãn hiệu mang ý nghĩa mô tả sản phẩm đăng ký như: mô tả tính chất của sản phẩm – ngon, ngọt…; mô tả nơi sản xuất của sản phẩm – Nước mắm Phú Quốc, Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu…).
+ Nhãn hiệu thể hiện dưới dạng số (Nếu nhãn hiệu chỉ có số, cần được thiết kế cách điệu các số, tạo sự khác biệt về cách thiết kế).
+ Nhãn hiệu thể hiện dưới dạng hình thì hình ảnh sử dụng cũng không mang tính chất mô tả sản phẩm như hình cửa sổ cho nhãn hiệu cửa,...
+ Nhãn hiệu thể hiện dưới dạng kết hợp phần hình và phần chữ (số).
✔ Nên tra cứu khả năng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu hàng hóa trước khi đăng ký
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có nghĩa là chắc chắn được Cục SHTT sẽ chứng nhận độc quyền. Do vậy trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng nhãn hiệu hàng hóa song song với thời gian thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì nên tiến hành tra cứu xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đơn vị khác bảo hộ độc quyền không. Cách tra cứu nhãn hiệu khá đa dạng, như: (i) Tra cứu nhanh trên google; (ii) Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT. Kết quả tra cứu chỉ chính xác khi phương thức tra cứu đúng và đủ, nên khi doanh nghiệp tự tiến hành tra cứu nhãn hiệu cần lưu ý vấn đề này.
✔ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu độc quyền theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm, chủ sở hữu được gia hạn nhiều lần liên tiếp.
Công ty Luật Trí Nam nhận dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký logo độc quyền đảm bảo uy tín, chuyện nghiệp với phí dịch vụ rất cạnh tranh. Quý khách hàng chỉ cần ký giấy ủy quyền toàn bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu được Luật sư triển khai theo tư cách đại diện sở hữu công nghiệp đảm bảo nhanh gọn. Thông tin liên hệ dịch vụ:
Điện thoại: 0934.345.745 Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
Chúng tôi rất mong được cộng tác với Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.