Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một hợp đồng có thể kèm theo phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng đó. Như vậy Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và là một phần không tách rời của hợp đồng chính. Các bên phải thực hiện việc soạn thảo, giao kết phụ lục hợp đồng tương tự như giao kết hợp đồng chính, cụ thể
- Hình thức của phụ lục hợp đồng phù hợp với hình thức của hợp đồng chính bao gồm:
+ Hợp đồng chính được lập thành văn bản thì phụ lục hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản.
+ Hợp đồng chính được công chứng thì phụ lục hợp đồng cũng phải công chứng.
- Nội dung của phụ lục hợp đồng: Nội dung của phụ lục hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. So với hợp đồng mua bán hàng hóa chính.
+ Nội dung của phụ lục trái với thỏa thuận đã nêu tại hợp đồng chính thì các bên phải ghi nhận rõ đó là do các bên đồng ý sửa đổi điều khoản hợp đồng chính hay như thế nào?
+ Nội dung của phụ lục chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng chính thì các bên phải ghi nhận rõ đó là bổ sung thêm hay như thế nào?
Thông thường việc giao kết phụ lục hợp đồng thường diễn ra khi các bên triển khai, thực hiện hợp đồng trong thực tế vì thế nội dung phụ lục hợp đồng rất quan trọng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với vai trò Luật sư kinh tế chuyên giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại chúng tôi khuyến nghị khách hàng kiểm tra lại toàn bộ căn cứ như khi ký hợp đồng bao gồm: Năng lực dân sự của chủ thể tham gia ký kết Hợp đồng, nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối để đảm bảo giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng sau khi ký kết.
Tham khảo: Cách đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa mới nhất
Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa gọi 0934.345.745 ( Ânh Minh Họa )
Nội dung cần có trong phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng kinh tế thông dụng bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng sản xuất gia công hàng hóa, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng đại lý,...Tuy nội dung các hợp đồng này được xây dựng theo những quy định pháp luật riêng, các điều khoản chi tiết riêng nhưng khi giao kết phụ lục hợp đồng vẫn tuân theo các nội dung cơ bản sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG SỐ 01
(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/2020/ABC-XYZ ngày / /2021)
Hôm nay, ngày tháng năm 2020, tại SN 123 phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D Chúng tôi gồm:
BÊN BÁN: (Sau đây gọi tắt là bên A)
Công ty ABC
Mã số doanh nghiệp
Địa chỉ
Đại diện: Chức vụ: Giám đốc
BÊN MUA: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Công ty XYZ
Mã số doanh nghiệp
Địa chỉ
Đại diện: Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/2020/ABC-XYZ ký ngày 02/01/2020 (Sau đây gọi là Hợp đồng) như sau:
Điều 1: Nội dung sửa đổi, bổ sung
1.1 Sửa đổi các điều khoản sau của hợp đồng
Sửa đổi vào Khoản 1.1 Điều 1 của Hợp đồng như sau:
Từ: “Phương thức thanh toán: Tiền mặt.”
Thành: “Phương thức thanh toán: chuyển khoản qua tài khoản số 0123589 tại Ngân hàng X, tỉnh D, mang tên Công ty XYZ
1.2 Bổ sung nội dung độc quyền vào Điều 3 của Hợp đồng. Nội dung sau khi bổ sung
“Điều 3. Nghĩa vụ của Bên A....”
Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ngày / /202 giữ nguyên, không thay đổi.
Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/2020/ABC-XYZ ký ngày / /202
Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.
BÊN A BÊN B
Xem thêm: Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất