Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện có những nội dung gì?
Đơn khởi kiện là tài liệu người khởi kiện nộp cho Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp. Thủ tục lập đơn khởi kiện cần tuân thủ quy định về hình thức đơn khởi kiện, nội dung cần có khi khởi kiện và trình tự gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.
Những nội dung cơ bản của một tờ đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 yêu cầu người làm đơn phải trình bày chi tiết, đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Song song với việc đảm bảo nội dung cần có trong một tờ đơn khởi kiện, người làm đơn khởi kiện còn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, năng lực nhận thức. Và khi đã tuân thủ đầy đủ các quy định nêu trên, đơn khởi kiện sẽ được tòa án thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Được khởi kiện những loại tranh chấp nào tới Tòa án
Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện của bạn liên quan đến các tranh chấp sau:
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, vay tiền….
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM [cập nhập 2023]| Trọn gói
Mẫu đơn khởi kiện 2022 bản mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 20...
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân ...
1. Người khởi kiện:
1.1 Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: Ghi rõ họ và tên, số CMTND, Địa chỉ
Nếu là người đại diện, người được ủy quyền thì ghi rõ thông tin bên được đại diện, ủy quyền
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
1.2 Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép, người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, địa chỉ trụ sở chính.
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
2. Người bị kiện:
2.1 Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: Ghi rõ họ và tên, số CMTND, Địa chỉ
Nếu là người đại diện, người được ủy quyền thì ghi rõ thông tin bên được đại diện, ủy quyền
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
2.2 Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép, người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, địa chỉ trụ sở chính.
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
3. Người có quyền, lợi ích được bảo vệ:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử :
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
5. Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
5.1 Tóm tắt vụ án
5.2 Căn cứ khởi kiện
5.3 Yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau
6. Người làm chứng
Địa chỉ:
Số điện thoại: Địa chỉ thư điện tử:
7. Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người khởi kiện
- Trường hợp người khởi kiện tranh chấp hợp đồng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
- Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
- Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Cách viết đơn khởi kiện chính xác
Trình bày đơn khởi kiện đòi hỏi người viết phải có vốn kiến thức pháp lý nhất định, việc soạn thảo nội dung đơn khởi kiện không đúng, không đầy đủ hoặc đưa ra những yêu cầu khởi kiện trái thẩm quyền của Tòa án, không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn cho người khởi kiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, phải đóng án phí nhưng nội dung khởi kiện không được Tòa án giải quyết hoặc bị từ chối giải quyết.
- Thứ hai, làm cho người khởi kiện đôi khi bỏ qua các quyền lợi chính đáng mà đúng ra mình được hưởng hoặc có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ.
Thông thường, khi viết đơn khởi kiện, người soạn cần lưu ý:
- Sử dụng mẫu đơn khởi kiện đã nêu để tránh sót nội dung cần có.
- Trình bày nội dung khởi kiện chúng ta cũng cần để ý. Nội dung khởi kiện phải nêu lên được nguồn gốc phát sinh tranh chấp, thực trạng, những chứng cứ. Qua nội dung khởi kiện, Tòa án mới lấy làm căn cứ để thụ lý và giải quyết.
- Cuối cùng là yêu cầu khởi kiện. Chúng ta cần nêu rõ yêu cầu của chúng ta là gì. Chúng ta muốn Tòa án giải quyết những vấn đề gì. Tránh trình bày một cách chung chung dẫn đến tòa án yêu cầu bổ sung sửa đổi đơn khởi kiện gây mất thời gian.
Chúc các bạn thành công!