Định hướng báo chữa của người yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ đã được Tòa án san sẻ cho các đương sự khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ghi nhận quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ. Do vậy người yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo cần xác định rõ:
✔ Quyền được tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo để từ đó được miễn nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng. Quyền này ghi nhận tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
✔ Căn cứ giả tạo là: che giấu một giao dịch dân sự khác hay trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Việc xác định vấn đề phải chứng minh sẽ giúp người yêu cầu xuyên suốt quá trình bào chữa biết mình cần trình bày gì và cung cấp chứng cứ gì.
✔ Xác định các rủi ro pháp lý trước khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo: Xin lưu ý nhiều trường hợp hợp đồng vô hiệu sẽ làm doanh nghiệp bị thiệt hại nhiều hơn việc công nhận hiệu lực hợp đồng kinh tế đã ký.
Tư vấn pháp luật uy tín qua điện thoại 19006196
>>> Xem thêm: Những việc cần làm sau khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty
Giao dịch giả tạo hiểu thế nào cho đúng ý chí của cơ quan tố tụng
Theo luật sư Đào Sơn có thể hiểu, giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập. Thực tiễn bào chữa đã cho thấy, các giao dịch dân sự thường phát sinh trong thực tế bao gồm:
✔ Hợp đồng, giao dịch về vay nợ kèm theo việc thế chấp tài sản mà bên cho vay không được quyền nhận thế chấp. Việc phải chịu lãi suất cao thì người đi vay thường phải ký kết với người cho vay giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà) với giá chuyển nhượng (mua, bán) thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Khi đó xem xét mục đích của việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản là đảm bảo bên vay thực hiện hợp đồng vay. Đây là giao dịch giả tạo mà bên cho vay thường sử dụng khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán tiền vay gốcvà lãi không đúng hạn, thì bên cho vay yêu cầubên vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản. Thậm chí, bên cho vay còn thực hiện thủ tục sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản vốnđang thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của bên vay.
✔ Như vậy, trong trường hợp này, tồn tại 02 giao dịch, đó là hợp đồng vay tài sảnvà hợp đồng mua bán tài sản. Thực trạng diễn ra khá phổ biến là,trước khi kiện ra Tòa án,biết bên vay khó có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, nên bên cho vay không kiện vay tài sản.
Dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán tài sản, giấy chứng nhận nhà đất đã được sang tên, bên cho vay kiện bên vay yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán tài sản hoặc đòi tài sản là nhà đất.Các Thẩm phán thường gặp khó khăn khi giải quyết các vụ án này bởi không dễ dàng nhận biết giao dịch nào là thật, giao dịch nào là giả, đòi hỏi sự thận trọng, kĩ năng kinh nghiệm chuyên sâu và việc thu thập, đánh giá chứng cứ toàn diện, đầy đủ.
Các dấu hiệu nhận biết giao dịch giả tạo
Theo luật sư có thể nhận biết hợp đồng có đủ căn cứ để tuyên vô hiệu do đây là giao dịch giả tạo không dựa trên các dấu hiệu sau:
✔ Xét về các điều kiện giao dịch như chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
✔ Mục đích nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức. Mục đích nội dung có xung đột với các thỏa thuận trước và sau hay không.
✔ Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
✔ Chủ thể tham gia giao dịch đó có hoàn toàn tự nguyện hay không? Để giải quyết hợp đồng giả tạo theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 thì cần phải làm rõ yếu tố khách quan của nó là luôn tồn tại hai hợp đồng trong đó một hợp đồng bề ngoài và một hợp đồng bị che giấu. Vậy các bên có sự đồng thuận trong việc ký kết, xác lập giao dịch hay không?
✔ Ý chí bày tỏ ý chí của các bên trong trường hợp này là không thống nhất.