Giá trị pháp lý của hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết trong kinh doanh
Hoạt động hợp tác, liên kết trong kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân chịu sự điều chỉnh của 03 luật: Luật đầu tư 2020, Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật chuyên ngành cho lĩnh vực, hoạt động được hợp tác, liên kết.
Ví dụ: Liên kết kinh doanh trong xây dựng thì áp dụng theo luật xây dựng.
Liên kết kinh doanh trong phân phối hàng hóa thì áp dụng theo Luật thương mại.
Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Giá trị pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Luật đầu tư 2020 quy định về các hình thức góp vốn kinh doanh sẽ chỉ bao gồm: Góp vốn thành lập công ty mới, Góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp đang hoạt đông, Và góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Như vậy đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định khá rõ ràng. Cũng theo Luật đầu tư 2020 thì việc triển khai hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước được áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015.
Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải đăng ký đầu tư không?
Luật đầu tư 2020 quy định các bên chỉ phải bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hợp đông hợp tác kinh doanh khi một trong các bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài. Quý vị lưu ý bản chất của việc hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là để hạn chế việc thành lập công ty mới để kinh doanh, vì thế việc phát sinh thủ tục đăng ký đầu tư được coi là yếu tố quyết định hiệu lực của hợp đồng BCC. Hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý áp dụng khi vi phạm điều này.
Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC uy tín gọi 0934.345.745
Có bắt buộc phải đề tên hợp đồng là "Hợp đồng hợp tác kinh doanh"
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về hình thức hợp đồng bao gồm: Hình thức thể hiện văn bản, Thẩm quyền ký hợp đồng và quy trình giao kết, Nội dung cần có theo quy định pháp luật. Do đó tên của hợp đồng không phải là yếu tố dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
Khi doanh nghiệp bạn chỉ muốn ghi nhận sự việc theo hướng nhẹ nhàng có thể thay đổi tên hợp đồng nếu muốn nhưng vẫn phải đảm bảo chấp hành đúng các quy định pháp luật về mặt nội dung. Đây cũng là lý do vì sao cùng là hợp đồng BCC nhưng nhiêu bên ký thành Hợp đông hợp tác, Hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh,...
Bài viết hữu ích: Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký thương hiệu ?
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH này được lập và ký kết vào ngày tháng năm 2020 bởi
Hợp đồng hợp tác kinh doanh này được lập dựa trên những căn cứ sau:
- Căn cứ vào Luật Đầu tư 2020;
- Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015;
- Căn cứ vào ý chí tự nguyện của các bên.
Các bên nhất trí lập và ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) này với các điều kiện và điều khoản được đưa ra dưới đây:
Điều 1: CÁC BÊN HỢP ĐỒNG
1.1BÊN A: CÔNG TY
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Đại diện:
Tài khoản số:
1.2 BÊN B:
Họ và tên: Giới tính: Nam
Sinh ngày: Quốc tịch
Hộ chiếu số
HKTT/Chỗ ở hiện tại:
Điều 2:NỘI DUNG HỢP TÁC KINH DOANH
2.1Mục tiêu và phạm vi kinh doanh
Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh theo hợp đồng không thành lập pháp nhân mới trong việc: Thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
2.2 Thời hạn hợp tác kinh doanh: 10 năm bắt đầu từ ngày 04/11/2020
2.3 Cơ cấu quản lý điều hành dự án trong kinh doanh
- Hội đồng thành viên: Các bên thống nhất tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên gồm ........................... đại diện cho Bên A và .......................................... đại diện cho Bên B.
Hội đồng thành viêc có các quyền và nghĩa vụ sau
+ Thông qua kế hoạch góp vốn, vay vốn, sử dụng vốn của dự án.
+ Thông qua kế hoạch kinh doanh của dự án;
+ Thông qua kế hoạch phát triển hợp tác kinh doanh với bên thứ ba.
Hội đồng thành viên sẽ bầu một người làm Giám đốc dự án.
- Giám đốc dự án: Các bên nhất trí bầu Bà Nguyễn Thị Nga Là Giám đốc dự án. Giám đốc dự án có các quyền và nghĩa vụ sau
+ Thay mặt điều hành kinh doanh trong khuôn khổ dự án.
+ Tuyển dụng, bố trí nhân sự thực hiện các công việc liên quan đến dự án.
+ Thay mặt dự án ký kết các thỏa thuận với bên thứ ba.
+ Thay đổi số tài khoản ngân hàng sử dụng trong kinh doanh của dự án.
2.4 Phương thức triển khai kinh doanh
Điều 3:VỐN GÓP DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN DỰ ÁN
3.1.Tổng vốn dự án là 200.000 USD (Hai trăm nghìn đô la Mỹ) tương đương 4.650.000.000 VND (Bốn tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng) được các bên sở hữu theo tỷ lệ:
- Bên A thực hiện việc góp phần vốn trị bằng thương hiệu, phương án kinh doanh.
- Bên B thực hiện việc góp phần vốn bằng tiền trị giá 200.000 USD (Hai trăm nghìn đô la Mỹ) tương đương 4.650.000.000 VND (Bốn tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng) theo tiến độ sau:
+ Thực hiện việc góp số tiền 100.000 USD (Một trăm nghìn đô la Mỹ) vào ngày 04/11/2020.
+ Thực hiện việc góp đủ số tiền góp vốn còn lại là 100.000 USD (Một trăm nghìn đô la Mỹ) vào trước tháng 03/2021.
3.2.Tài khoản sử dụng cho dự án
3.3 Quản lý tài chính và tài sản dự án
Hoạt động kinh doanh của dự án được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thuế, kế toán.
Điều 4: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ KHOẢN LỖ
4.1 Phương thức xác định kết quả kinh doanh
Hội đồng thành viên quyết định thời điểm tổng kết kết quả kinh doanh để phân chia lợi nhuận. Kết quả kinh doanh được xác định theo sổ sách kế toán của Bên A trong lĩnh vực phân phối, xuất nhập khẩu hàng hóa.
4.2 Nguyên tắc tài chính
- Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, trung thực.
4.3 Các bên được chia lợi nhuận theo tỷ lệ cụ thể như sau
- Bên A hưởng lợi nhuận sau thuế là 60%.
- Bên B hưởng lợi nhuận sau thuế là 40%.
Các bên thống nhất ủy quyền cho Bên A thay mặt nộp, trích thu các khoản thuế phải nộp cho nhà nước tại thời điểm phân chia lợi nhuận.
Điều 5: THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BCC
5.1 Hợp đồng BCC chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Khi hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Một bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và bên còn lại đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận tại hợp đồng BCC và các quy định pháp luật có liên quan.
5.2 Các bên được đơn phương chấm dứt thỏa thuận trong hợp đồng BCC theo một trong các trường hợp sau:
- Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo thỏa thuận.
- Bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên A không thực hiện việc chi trả lợi nhuận theo thỏa thuận tại Điều 4 của Hợp đồng.
Điều 6:QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
Điều 7:QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
Điều 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
8.1. Bất kỳ tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến nào phát sinh giữa Các Bên liên quan đến việc diễn giải hay thi hành các điều khoản của Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước tiên bằng thương lượng thiện chí giữa Các Bên.
8.2. Trường hợp các bên không thống nhất giải quyết được tranh chấp bằng hòa giải thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này, trong đó:
- Địa điểm xét xử trọng tài sẽ là Hà Nội, Việt Nam.
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
- Pháp luật áp dụng: Pháp luật Việt Nam.
- Số trọng tài viên sẽ là Một (01) người được chỉ định theo quy tắc của Trung tâm này.
Điều 9:KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG này sẽ được lập thành 9 điều, 03 trang, bốn (04) bộ gốc bằng tiếng Việt, bốn (04) bộ gốc bằng tiếng Anh do mỗi Bên sẽ giữ một (01) bộ gốc tiếng Việt và tiếng Anh.
Các bên tự nguyện không bị lừa dối, ép buộc với tinh thần minh mẫn đồng ý các thỏa thuận trong hợp đồng BCC và cùng ký tên dưới đây.
CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN