Quy định về hồ sơ xin ly hôn năm 2021
1. Đối với thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì người yêu cầu phải chuẩn bị hồ sơ theo thủ tục yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền Tòa án ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
2. Đối với thủ tục đơn phương xin ly hôn thì nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ theo thủ tục khởi kiện ly hôn ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
Dịch vụ ly hôn nhanh tại Hà Nội 0934.345.745
3. Có được dùng tài liệu photo hay bắt buộc phải công chứng?
Pháp luật chỉ sử dụng thuật ngữ bản sao trong các quy định, kèm theo đó Bộ luật tố tụng dân sự đã ghi nhận thêm quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ nếu đương sự không tự thu thập được. Vì vậy hồ sơ ly hôn nộp lên Tòa án có thể sử dụng tài liệu photo. Đương sự được quyền bổ sung bản sao công chứng sau khi Tòa án thụ lý giải quyết.
4. Có được dùng tại liệu theo thông tin cũ để xin ly hôn
Đương sự có nghĩa vụ kê khai thông tin chính xác và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai và nộp tới Tòa án. Tòa án có quyền xác minh nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của những người tham gia tố tụng. Vì vậy tùy thuộc vào lựa chọn của mình, bạn có quyền dùng thông tin cũ để nộp cho Tòa án để giải quyết ly hôn. Ví dụ: Bạn kê khai thông tin chỗ ở đúng theo hộ khẩu cũ để yêu cầu Tòa án nơi đó ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh gọi 19006196
>>> Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói hỗ trợ bạn từng vấn đề liên quan đến hồ sơ
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm những tài liệu gì?
1. Đơn xin ly hôn đơn phương hoặc Đơn khởi kiện ly hôn.
2. Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu của người xin đơn phương ly hôn
3. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn.
4. Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng.
5. Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
6. Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia.
Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
1. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và chia tài sản chung có chữ ký của hai vợ chồng và đóng dấu xác nhận của UBND xã phường.
2. Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu của hai vợ chồng.
3. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn.
4. Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng.
5. Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia.
1. Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
2. Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
3. Trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
- Bản hợp pháp hóa lãnh sự đơn xin ly hôn.
- Bản hợp pháp hóa lãnh sự Hộ chiếu của người nước ngoài.
4. Trường hợp người nước ngoài cư trú dài hạn tại Việt Nam
- Bản sao công chứng hộ chiếu, thẻ tạm trú của người nước ngoài.
- Đơn xin ly hôn theo mẫu nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
5. Xác nhận nơi cư trú của bị đơn khi xin đơn phương ly hôn.
6. Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu của vợ, chồng là người Việt Nam nếu yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
7. Bản sao CMTND, bằng cấp của phiên dịch viên hỗ trợ thủ tục ly hôn tại Tòa án.
Giải quyết ly hôn Tòa án phải căn cứ vào lời khai, tình tiết vụ án trên cơ sở chứng cứ có trong hồ sơ xin ly hôn. Do vậy có đủ giấy tờ, hồ sơ ly hôn không chắc chắn được Tòa án cho ly hôn bởi đây chỉ là điều kiện cần để giải quyêt ly hôn. Tòa sẽ chỉ chấp thuận cho ly hôn khi lý do xin ly hôn hợp pháp và các vấn đề nhân thân của cuộc ly hôn được giải quyết. Các trường hợp còn lại hội đồng xét xử có thể: Đình chỉnh giải quyết và trả hồ sơ; Hoặc không chấp thuận yêu cầu ly hôn đơn phương của một bên.