Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có thể là các nguyên nhân trực tiếp như các bên vì lợi ích mà vi phạm nghĩa vụ cam kết hoặc có thể đến từ các nguyên nhân gian tiếp như thỏa thuận hợp đồng không phù hợp với thực tế. Là Luật sư kinh tế, Luật Trí Nam thường làm rõ nguyên nhân để trước khi có quyết định khởi kiện thân chủ có điều kiện cân nhắc về mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên có còn phù hợp.
Những hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật sư Trí Nam chia sẻ 04 nội dung thường gặp trong việc xác định các yêu cầu trong đơn khởi kiện hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết
✔ Yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi suất chậm trả theo hợp đồng
✔ Tạm dừng thanh toán tiền do khiếu nại về chất lượng hàng hóa
✔ Thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt vi phạm hợp đồng
✔ Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng: Theo đó việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, luật áp dụng, phương thức giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng phải được tôn trọng và ưu tiên áp dụng. Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự do đàm phán, giao kết của thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đều có thể tự thỏa thuận và cơ quan giải quyết tranh chấp phải tôn trọng việc này và lập biên bản ghi nhận hòa giải thành cho các bên giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Các bên có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, quyền đưa ra các yêu cầu với cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thông thường các vụ án có sự khác nhau về tình tiết và căn cứ pháp luật do thực tiễn kinh doanh rất đa dạng. Sử dụng dịch vụ luật sư của Luật Trí Nam là khuyến nghị cho các doanh nghiệp mong muốn giải quyết triệt để, hiệu quả tranh chấp mình gặp phải. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận yêu cầu từ Quý vị với cam kết tận tâm, nỗ lực hết mình cho công việc được mời!.
Gọi 0904.588.557 để được luật sư kinh tế giỏi hỗ trợ ngay ( Ảnh Minh Họa )
Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài và Tòa án có gì khác biệt
✔ Trước tiên, hoạt động xét xử của Tòa án phải qua các cấp xét xử khác nhau, từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm. Ngoài ra, bản án đã có hiệu lực pháp luật còn có thể được xem xét lại ở cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu phát hiện có sai lầm. Còn trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp ở một lần duy nhất. Đây là điểm khác nhau rất cơ bản.
✔ Điểm khác nhau về tố tụng tiếp theo đó là do việc xét xử của Tòa án mang tính nghi thức nên việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về địa điểm và chứng cứ nói riêng là rất chặt chẽ. Tòa án xét xử ở nơi công khai, (thông thường tại phòng xét xử của Tòa án). Ngược lại, do không mang tính nghi thức nên địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn hoặc sẽ do các bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì do Hội đồng trọng tài quyết định.
✔ Đối với việc áp dụng pháp luật về chứng cứ có sự khác nhau giữa xét xử của Tòa án và trọng tài. Thẩm phán có thẩm quyền đương nhiên áp dụng pháp luật chứng cứ theo quy định của luật tố tụng, còn trọng tài viên chỉ có quyền hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về chứng cứ.
✔ Thông thường, theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hoặc trực tiếp thu thập chứng cứ, tài liệu trong những trường hợp mà cho là cần thiết để làm rõ sự thật. Đối với những chứng cứ liên quan đến người thứ ba, trọng tài viên không có quyền ra lệnh cho họ cung cấp chứng cứ, nên khi gặp khó khăn, trở ngại trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc triệu tập người làm chứng, thì theo luật quy định, trọng tài có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Trong trường hợp đó, theo quy định tại Điều 414 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền: Thu thập chứng cứ hoặc triệu tập người làm chứng với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước hỗ trợ cho trọng tài hoạt động hiệu quả.
✔ Một điểm khác biệt quan trọng nữa, đó là khả năng kháng cáo. Trong khi phán quyết trọng tài là chung thẩm và không thể kháng cáo thì quyết định, bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo và các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật có sai lầm vẫn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm ở các cấp khác nhau trong hệ thống Tòa án.
✔ Ngoài ra, cũng còn có sự khác nhau trong việc tham gia của luật sư vào tố tụng, thời gian tố tụng và chi phí tố tụng của Tòa án và trọng tài.