Được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khi phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra Tòa án, Trung tâm trọng tài để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế của đối tác.
Điều kiện được yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hợp đồng
✔ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo thỏa thuận trong hợp đồng các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây cũng là nơi có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bạn.
✔ Căn cứ phát sinh quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại thực tế xảy ra: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
✔ Trường hợp việc yêu cầu bổi thường thiệt hại được các bên tự thỏa thuận mà không yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết thì bên có quyền gửi Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ bồi thường. Pháp luật không quy định quy trình, thời gian về thủ tục này.
Tham khảo thêm: Quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2021
Quy định pháp luật hiện hành về yêu cầu bồi thường thiệt hại
✔ Căn cứ Điều 13 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại thì “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
✔ Căn cứ vào Điều 301 Luật thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại liên quan đến hợp đồng kinh tế quy định “Bồi thường thiệt hại là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm.”
✔ Căn cứ vào từng loại hợp đồng cụ thể ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 việc yêu cầu bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng, từng hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Các loại hợp đồng được Bộ luật dân sự ghi nhận gồm:
Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản; Hợp đồng mượn tài sản; Hợp đồng về quyền sử dụng đất; Hợp đồng hợp tác; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng vận chuyển; Hợp đồng gia công; Hợp đồng gửi giữ tài sản; Hợp đồng ủy quyền.
Mức bồi thường thiệt hại được yêu cầu áp dụng
✔ Trường hợp các bên có thỏa thuận chi tiết mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì áp dụng theo thỏa thuận đã ghi nhận.
✔ Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận chi tiết thì mức bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
- Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại 2005 Những loại thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng phải bồi thường gồm:
+ Giá trị kinh tế, giá trị hợp đồng thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm
+ Các khoản lợi, lãi mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có vi phạm xảy ra.
- Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định, người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường những khoản sau:
+ Giá trị lợi ích mà lẽ ra người đó sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại
+ Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng