Các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định hiện hành
Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty năm 2021 gồm những gì?
Theo quy định này thì hợp đồng sẽ vô hiệu theo một trong 8 trường hợp sau:
✔ Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
✔ Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
✔ Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
✔ Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
✔ Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
✔ Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
✔ Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
✔ Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Đây cũng chính là 8 trường hợp hợp đồng vô hiệu theo Bộ luật dân sự mà các luật sư hay nói tới. Quy định pháp luật tuy rõ ràng nhưng đê áp dụng luật đúng, đầy đủ cần phải xem xét vụ án dựa trên chứng cứ và tình tiết thực hiện hợp đồng trên thực tế. Đây cũng là lý do bạn nên mời luật sư đại diện giải quyết tranh chấp cho mình.
Xem thêm: Những điều kiện cần thiết khi đăng ký bản quyền tác giả
Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng gọi 0934.345.745
Các trường hợp phụ lục hợp đồng vô hiệu và ảnh hưởng của nó đến hợp đồng chính
Căn cứ Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 về Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trên thực tế khi soạn thảo phụ lục hợp đồng một số doanh nghiệp hay mặc định câu "Phụ lục hợp đồng là một phần không tách rời của hợp đồng chính" thì căn cứ khoản 3 Điều 407 Bộ luật dân sự Luật sư Trí Nam đã trích dẫn "3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính." , khi đí phụ lục hợp đồng vô hiệu sẽ dẫn theo hợp đồng chính vô hiệu. Việc soạn thảo hợp đồng kinh tế vì thế cần đặc biệt cẩn trọng, cần hiểu rõ, chi tiết từng câu chữ sử dụng trong hợp đồng.
Lợi ích trong việc mời Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng
Luật sư Trí Nam khi được mời sẽ thay mặt đảm bảo cho thân chủ những vấn đề pháp lý dưới đây:
✔ Thứ nhất là kiểm tra hiệu lực của hợp đồng kinh tế, đánh giá các chứng cứ tài liệu liên quan ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng và nghĩa vụ phải làm của các bên theo thỏa thuận hợp đồng. Điều này là quan trọng bởi
+ Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
+ Phụ lục hợp đồng vô hiệu, điều khoản hợp đồng vô hiệu có thể làm hợp đồng chính vô hiệu.
+ Điều khoản hợp đồng không có khả năng thực hiện, hoặc được giao kết không tự nguyện không có giá trị bắt buộc thực hiện.
✔ Thứ hai là kiện toàn cơ sở pháp lý bao gồm cả tra cứu nguồn án lệ để xác định đúng, xác định đủ các yêu cầu buộc đối tác thực hiện. Đây cũng là cơ sở quan trọng để giúp khách hàng thắng kiện khi giải quyết tranh chấp.
✔ Thứ ba là vận dụng linh hoạt khả năng đối đáp, ứng biến của Luật sư để giải quyết nhanh, chốt nhanh các điểm có lợi trong bước đàm phán, thương lượng tranh chấp hợp đồng trước khởi kiện. Các thỏa thuận mới được các bên thừa nhận là căn cứ hợp pháp và có giá trị tương đương với các tài liệu, chứng cứ hiện có.
✔ Thứ tư luật sư luôn triển khai công việc tận tâm, nên luôn đóng vai trò là điểm tựa pháp lý và người đưa ra các phương án hạn chế các mâu thuẫn phát sinh về mặt xã hội cho khách hàng trong toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Những chia sẻ nói trên đồng thời là các nội dung Luật sư tiến hành khi đại diện giải quyết khởi kiện tranh chấp hợp đồng cho thân chủ. Chúng tôi rất mong nhận được yêu cầu từ Quý vị qua số điện thoại 0904.588.557 - 0934.345.745 Email: hanoi@luattrinam.vn