Quy định về ban hành kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải người lao động khi nghỉ làm lâu ngày mà không xin phép được ghi nhận chi tiết trong Bộ luật lao động. Mỗi doanh nghiệp có thể chi tiết thêm các điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật lao động theo hình thức này tại nội quy lao động để tránh đối diện với rủi ro pháp lý do sa thải người lao động trái luật đem lại. Dưới đây là ba nội dung quan trong liên quan đến kỷ luật người lao động nghỉ làm không phép mà doanh nghiệp bạn cần biết.
Tư vấn các hình thức kỷ luật lao động cho doanh nghiệp
Công ty Luật Trí Nam chuyên hỗ trợ giải đáp cho doanh nghiệp các quy định về quản lý, sử dụng lao động hợp pháp và quy trình ban hành các quyết định kỷ luật lao động hợp pháp. Cách thức liên hệ đơn giản thuận tiện, Quý khách hàng chỉ cần gọi tới số 19006196 hoặc liên hệ luật sư trực tiếp tại trụ sở và các văn phòng giao dịch của Luật Trí Nam để được trợ giúp.
Trong khuôn khô bài viết luật sư hướng dẫn quy định hiện hành về kỷ luật lao động áp dụng cho trường hợp lao động tự ý nghỉ việc không xin phép, không xuất trình lý do hợp lý để doanh nghiệp tham khảo và áp dụng.
1. Điều kiện để quyết định kỷ luật sa thải người lao động đúng quy định pháp luật bao gồm:
Thứ nhất là thời hiệu ban hành quyết định: Doanh nghiệp khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải người lao động trong thời hiệu 06 tháng kể từ khi phát sinh hành vi vi phạm của người lao động.
Thứ hai là hành vi vi phạm của người lao động thuộc trường hợp bị sa thải.
Thứ ba là quyết định kỷ luật đã thông qua công đoàn cơ sở.
Do đó khi người lao động tự ý nghỉ làm không phép mà doanh nghiệp muốn sa thải thì cần căn cứ vào các quy định pháp luật sau đây để đảm bảo hiệu lực pháp lý của quyết định kỷ luật sa thải.
Theo Bộ luật Lao động quy định: Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày, kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Như vậy, nếu người lao động tự ý nghỉ làm không có lý do chính đáng từ 5 ngày/tháng hoặc 20 ngày/năm thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức sa thải. Những trường hợp sau đây được coi là nghỉ làm có lý do chính đáng:
- Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;
- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu
2. Trình tự sa thải người lao động
Không phải trong bất cứ trường hợp nào doanh nghiệp cũng có quyền sa thải người lao động, việc sa thải này phải thực hiện đúng theo quy định về trình tự việc xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 Bộ luật Lao động như sau:
– Doanh nghiệp phải chứng minh được đây là lỗi của người lao động; – Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa hoặc nhờ luật sư. Việc sa thải người lao động phải lập thành biên bản.
Doanh nghiệp cần lưu ý thời gian sa thải lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nếu hết thời hiệu này, doanh nghiệp không được quyền sa thải người lao động.
3. Hành vi sa thải người lao động trái pháp luật
Bên cạnh việc phải đáp ứng quy định về những trường hợp được sa thải người lao động, doanh nghiệp còn phải bảo đảm việc thực hiện đúng trình tự sa thải theo luật định. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp không thực hiện đúng những yêu cầu trên, dẫn đến việc sa thải trái pháp luật.
Trong tình huống sa thải người lao động trái pháp luật, doanh nghiệp không vi phạm pháp luật mà còn xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Khi rơi vào tình huống này, người lao động có thể gửi đơn trực tiếp hoặc thông qua tổ chức công đoàn để thực hiện thủ tục khiếu nại lãnh đạo doanh nghiệp và yêu cầu thực hiện đúng với những gì đã ký trong hợp đồng lao động và nội quy lao động. Nếu việc khiếu nại không đem lại kết quả khả quan, người lao động có thể nộp đơn đề nghị đến Phòng Lao động thương binh và xã hội của địa phương để giải quyết mà không cần thông qua hòa giải.
Theo quy định của pháp luật, thời hiệu đối với trường hợp yêu cầu hòa giải là 6 tháng và 1 năm đối với yêu cầu khởi kiện, bắt đầu kể từ ngày người lao động bị sa thải trái pháp luật. Sa thải người lao động là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tâm lý người lao động. Vì thế, việc nắm rõ những quy định này là hết sức cần thiết vì không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng yêu cầu pháp luật mà còn giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình.