Tư vấn thủ tục và các quy định pháp luật về việc chuyển nhượng vốn, đăng ký góp vốn cho cá nhân/tổ chức nước ngoài
- Tư vấn xác định tỉ lệ vốn góp phù hợp với quy định trong từng ngành nghề
- Tư vấn quy trình và thủ tục góp vốn, chuyển nhượng vốn/cổ phần.
- Tư vấn thủ tục góp vốn thông qua tài khoản vốn và thanh toán cho bên chuyển nhượng
- Tư vấn hợp đồng và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
- Tư vấn nghĩa vụ thuế có liên quan.
- Soạn thảo văn bản lưu nội bộ, điều lệ của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty không cần nhiều thủ tục
Điều kiện cho người nước ngoài góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài
Hình thức đầu tư qua việc góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của người nước ngoài được Luật đầu tư 2020 quy định tại Điều 24:
“Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Điều kiện để người nước ngoài đầu tư theo hình thức này bao gồm
Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
✔ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
✔ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
✔ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
✔ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
✔ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
✔ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật Luật đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Hồ sơ đăng ký góp vốn, chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
- Văn bản đăng ký góp vốn, phần vốn góp gồm những nội dung: Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; và
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Khi có người nước ngoài góp vốn các nội dung thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp thường gồm:
✔ Thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp trong công ty do tiếp nhận thành viên góp vốn mới là người nước ngoài.
✔ Thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty theo đúng nội dung thông báo chấp thuận góp vốn mà SKHĐT đã cấp.
✔ Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Khi đó hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm
✔ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
✔ Văn bản của Sở Kế hoạchvà Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
✔ Biên bản, quyết định của công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
✔ Trường hợp việc thay đổi làm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên thì sẽ phải cung cấp thêm:
+ Điều lệ công ty mới.
+ Danh sách thành viên công ty TNHH
+ Bản sao công chứng CMTND của thành viên cũ.
Dịch vụ đăng ký cho người nước ngoài góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài
Hiện tại công ty Luật Trí Nam nhận dịch vụ trọn gói thủ tục đăng ký cho người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam với thời gian nhanh. Chúng tôi nhận triển khai công việc tại thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam,… Dịch vụ đăng ký cho người nước ngoài góp vốn còn được Luật sư triển khai đi kèm gói tư vấn chi tiết về điều kiện kinh doanh từng ngành nghề mà khách hàng mong muốn đảm bảo công ty nhận vốn góp của người nước ngoài vẫn kinh doanh bình thường trong suốt và sau khi nhận vốn góp của người nước ngoài.
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Đc: 227 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, HN
Điện thoại: 0934.345.755
Email: hanoi@luattrinam.vn