Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm
- Bản sao công chứng giấy tờ của chủ sở hữu, tác giả:
+ Cá nhân là CMTND/ CCCD/ Hộ chiếu.
+ Pháp nhân, tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy phép hoạt động;
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan (Tài liệu được Luật sư tư vấn hoàn thiện, chuẩn bị đúng quy định)
- Quyết định giao nhiệm vụ (Nội dung do Luật sư soạn thảo);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (Nội dung do Luật sư soạn thảo);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (Nội dung do Luật sư soạn thảo);
- Bản cam kết của chủ sở hữu (Nội dung do Luật sư soạn thảo);
- 02 đĩa CD có chứa phần mềm (Luật sư hướng dẫn cách chuẩn bị);
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2021 như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2021 gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Loại hình tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả được chia thành nhiều đối tượng khác nhau. Tùy theo từng tác phẩm mà sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Bước 2: Chuẩn bị tài liệu, thông tin cần cho việc đăng ký bản quyền
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết để đăng ký.
Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký
Tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức/cá nhân được ủy quyền chuẩn bị hồ sơ, tài liệu như sau:
- Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả.
Lưu ý: tờ khai được thiết lập bằng tiếng Việt. Chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đủ thông tin ghi trên tờ khai.
- 2 bản tác phẩm đăng ký. Cụ thể:
+ Tác phẩm viết: 2 quyển in giấy A4 có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc giáp lai công ty.
+ Chương trình máy tính: 2 bản in mã nguồn + giao diện phần mềm trên giấy A4 + 2 đĩa CD có nội dung mã nguồn và giao diện của nó.
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 2 bản in giấy A4 có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
+ Tác phẩm âm nhạc: 2 bản in phần nhạc + lời hoặc bản ghi âm trong trường hợp đã ghi âm.
+ Tác phẩm kiến trúc: 2 bản vẽ in trên giấy A3.
Lưu ý: với các tác phẩm đặc thì có kích thước cồng kềnh thì bản sao có thể thay bằng ảnh chụp.
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
- Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ khi người nộp được thừa kế, chuyển giao.
- Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả.
- Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
- Bản sao CMTND/CCCD/Hộ chiếu của tác giả.
- Giấy cam đoan của tác giả.
- Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập,….
- Quyết định giao việc trường trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhận hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội nếu ở khu vực miền Bắc. Trường hợp ở khu vực miền nam hoặc miền trung thì nộp hồ sơ về phòng giao dịch Cục bản quyền tác giả ở TpHCM hoặc Đà Nẵng.
- Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội:
Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả - Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.
- Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh:
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
- Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967.
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi nộp
Hồ sơ sau khi nộp thành công sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận. Trong quá trình thẩm định, chuyên viên sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi hồ sơ được thẩm định và xác nhận và hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.
Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận bản quyền theo quy định mới
Mức lệ phí nhà nước được quy định Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan là
1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết): 100.000đ
2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: 100.000đ
3. Tác phẩm báo chí: 100.000đ
4. Tác phẩm âm nhạc: 100.000đ
5. Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000đ
6. Tác phẩm kiến trúc: 300.000đ
7. Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000đ
8. Tác phẩm tạo hình: 400.000đ
9. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000đ
10. Tác phẩm điện ảnh: 500.000đ
11. Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000đ
12. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000đ
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ
Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều 51 Luật sở hữu trí tuệ.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký Quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Dịch vụ đăng ký bản quyền cho khách hàng tại Luật Trí Nam
Luật Trí Nam hiện cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng có nhu cầu. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ công việc và các bước một cách chi tiết nhất, gồm:
- Tư vấn giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết cho việc đăng ký bản quyền tác giả.
- Tư vấn, phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký, cung cấp các biểu mẫu phù hợp và mới nhất.
- Đại diện thay thế khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.
- Thay mặt khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ khi cần.
- Tiếp nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận nếu có.
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký nếu có.
Tài liệu các bạn cần cung cấp cho Công ty Luật Trí Nam khi chọn dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Việt An gồm:
- 02 Bản sao công chứng CMTND/CCCD của tác giả.
- 03 Bản chính của tác phẩm (Nếu là phần mềm thì 03 đĩa CD/ CD ROM lưu phần mềm, và 03 bản giấy in các giao diện chính của phần mềm).
- 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức).
- Hợp đồng mua bán quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phát sinh.
Quy trình đăng ký bản quyền tác giả tại Công ty Luật Trí Nam
- B1: khách hàng cung cấp thông tin như trên cho công ty Luật Trí Nam.
- B2: Chúng tôi tiến hành soạn thảo hồ sơ, chuyển cho khách hàng ký.
- B3: khách hàng chuyển lại hồ sơ cho công ty Luật Trí Nam.
- B4: Chúng tôi đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
- B5: sau 15 – 20 ngày nhận kết quả và trả lại khách hàng, thanh lý dịch vụ.
Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và tác dụng của việc đăng ký bản quyền
Theo Luật sư Trí Nam giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận bản quyền tác giả được nhìn nhận từ các khía cạnh sau:
- Thứ nhất, về mặt pháp lý thì Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là giấy tờ xác lập chủ sở hữu, tác giả của tác phẩm đã thực hiện đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình tại Cục bản quyền tác giả. Thông tin đăng ký rõ ràng về tên chủ sở hữu, thông tin tác phẩm đăng ký, thời gian phát triển và công bố của tác phẩm và thông tin tác giả sáng tạo ra tác phẩm.
- Thứ hai, Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đề nghị nghiệm thu, thanh toán đối với việc cung ứng sản phẩm cho cơ quan nhà nước, cung ứng cho đối tác nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm, thiết kế mỹ thuật.
- Thứ ba, Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là căn cứ để định giá, xác định tài sản vô hình của doanh nghiệp trong quá trình xác định, đánh giá tài sản của doanh nghiệp.
Tại Luật Trí Nam, khi cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng chúng tôi luôn lắng nghe mong muốn của khách hàng về lý do quan tâm đến thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành Luật sư sẽ tư vấn đầy đủ và chi tiết để Quý vị nắm rõ quy định hiện hành về các vấn đề quan tâm. Đây cũng là điểm nổi bật trong dịch vụ đăng ký bản quyền mà chúng tôi cung cấp.
Một số câu hỏi thường gặp
Có cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký?
Trả lời:
Việc tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết. Tuy nhiên không phải bắt buộc do đặc thù hình thức bảo hộ của quyền tác giả khác với đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việc tra cứu bản quyền chỉ mang tính chất hình thức (tra cứu xem tên tác phẩm mình đặt đã có ai đăng ký chưa).
Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả được không?
Trả lời:
Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân hoặc pháp nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp cho tác phẩm của mình. Do đó, cá nhân hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả.
Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả lấy ở đâu?
Trả lời:
Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả phải theo đúng mẫu của cơ quan đăng ký. Do đó, khách hàng có thể truy cập vào website của Cục bản quyền tác giả hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp miễn phí.
Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả?
Trả lời:
Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ có hiệu lực theo thời gian bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ, khách hàng vui lòng tham khảo trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?
Trả lời: Quyền tác giả bao gồm 02 quyền là quyền tài sản và quyền nhận thân được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin về quy trình và thủ tục đăng ký bản quyền tác giả 2021 đầy đủ và chi tiết nhất. Quý khách có nhu cầu tư vấn và đăng ký bản quyền tác giả có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0934.345.745 để được hỗ trợ.