Căn cứ được yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con
Khi thực hiện quyết định ly hôn hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng thì người không trực tiếp nuôi con phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.
Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:
✔ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;
✔ Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
✔ Phá tài sản của con;
✔ Có lối sống đồi trụy;
✔ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Hồ sơ yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con
Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con là yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo thủ tục này thì sau khi người yêu cầu nộp hồ sơ Tòa án sẽ tiến hành các bước tố tụng để đưa ra quyết định của mình mà không phải diễn ra phiên xét xứ giống như thủ tục khởi kiện. Theo đó, khi có căn cứ cho rằng bên không trực tiếp nuôi con có các dấu hiệu được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì bên trực tiếp nuôi con vì quyền lợi của con có quyền làm đơn đến Tòa án yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con, Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:
✔ Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con
Đơn được trình bày theo đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự mà các Tòa án niêm yết.
✔ Bản sao quyết định ly hôn có công chứng
✔ Bản sao chứng minh thư nhân dân
✔ Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con
✔ Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện
Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.
Mức phạt hành vi vi phạm các quy định về quyền nuôi con
✔ Theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì:
+ Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
+ Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
✔ Bên cạnh đó, Điều 380 BLHS 2015 quy định: Khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam.
✔ Ngoài ra, Điều 186 BLHS 2015 còn quy định nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Tham khao thêm: Thay đổi địa chỉ công ty