Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh nghiệp nếu muốn tiếp cận với khách hàng và muốn khách hàng nhận diện ra doanh nghiệp mình. Pháp luật doanh nghiệp quy định chi tiết về vấn đề đặt tên chi nhánh của công ty tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó việc đặt tên chi nhánh công ty cần tuân thủ theo những quy định sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Ví dụ: “Chi nhánh A” hoặc “Chi nhánh số 01”
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
Ví dụ: Công ty cổ phần B có một chi nhánh có tên là “Chi nhánh số 01”, thì tên chi nhánh đầy đủ được gọi là “ Chi nhánh số 01- Công ty cổ phần B ”
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty , doanh nghiệp Giá Rẻ -【1.200.000đ】
Tại nghị định hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể hơn như sau:
+ Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
+ Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
+ Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Việc quy định chi nhánh có thể được có tên nước ngoài, tên viết tắt đã tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các đơn vị khi tiến hành chức năng của mình. Thêm vào đó, việc không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” là nhằm phân biệt với tên doanh nghiệp, tránh gây nhầm lẫn.
Hiện chưa có quy định của pháp luật về đặt tên gây nhầm lẫn của chi nhánh công ty, bởi lẽ khi quy định về đặt tên chi nhánh công ty đã chứa tên doanh nghiệp. Đối với tên doanh nghiệp khi được chấp thuận đã có khả năng phân biệt với tên của các doanh nghiệp khác. Do đó, khi tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đặt theo đúng quy định sẽ tự có khả năng phân biệt. Tại Luật Doanh nghiệp có quy định cụ thể về tên trùng và gây nhầm lẫn của doanh nghiệp.
Ví dụ Tên chi nhánh có bị từ chối là tên gây nhầm lẫn không: chi nhánh công ty ABC Hà Nội (Chi nhánh của Cty ABC Hà Nội) và chi nhánh công ty ABC tại Hà Nội (Chi nhánh của cty ABC) thì 2 tên chi nhánh này có bị coi là tên gây nhầm lẫn không?
Vì hai chi nhánh “chi nhánh công ty ABC Hà Nội” và “chi nhánh công ty ABC tại Hà Nội” thuộc hai công ty khác nhau, tên hai công ty của hai chi nhánh này được chấp thuận đã có khả năng phân biệt với tên của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trên thực tế tên gọi của hai chi nhánh trên có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng bởi những yếu tố sau:
- Chữ cái và Phát âm : “chi nhánh công ty ABC Hà Nội” và “chi nhánh công ty ABC tại Hà Nội” 7/8 chữ cái giống nhau chỉ khác nhau một chữ cái ( “tại”). vì thế, khi đọc riêng tên chi nhánh không đọc kèm tên công ty sẽ dẫn dến việc gây nhầm lẫn giữa hai chi nhánh thuộc hai công ty khác nhau.