Quy định mới điều chỉnh hợp đồng liên doanh liên kết trong đầu tư kinh doanh
✔ Liên doanh, liên kết trong đầu tư kinh doanh là một hình thức đầu tư, góp vốn. Theo Luật đầu tư 2020 hình thức đầu tư, kinh doanh chỉ bao gồm:
✔ Đầu tư, góp vốn thành lập công ty. Khi đó hoạt động liên doanh, liên kết áp dụng theo quy định về hợp đồng góp vốn thành lập công ty. Đối với việc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn sử dụng hợp đồng liên doanh như quy định của luật đầu tư 2005.
✔ Đầu tư, góp vốn kinh doanh theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong công ty. Khi đó hoạt động liên doanh, liên kết được áp dụng theo quy định về hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Đầu tư, góp vốn kinh doanh theo hợp đồng mà không thành doanh nghiệp áp dụng theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Điều 28 Luật đầu tư 2020.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty - Phí trọn gói chỉ từ 1200k
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký liên doanh, liên kết sau khi ký hợp đồng
✔ Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hợp đồng BCC.
✔ Hợp đồng liên doanh có nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập công ty liên doanh phải nộp kèm hồ sơ đăng ký đầu tư để cơ quan quản lý đầu tư quản lý phương thức thỏa thuận liên doanh của các nhà đầu tư.
✔ Việc góp vốn kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, thay đổi đăng ký kinh doanh, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Hợp đồng góp vốn đầu tư giữa các cá nhân phải thực hiện thủ tục kê khai cấp mã số thuế đối với cá nhân kinh doanh.
Các điều khoản quan trọng cần thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh, liên kết
✔ Thỏa thuận về góp vốn, thời hạn góp vốn và phương thức phân chia lợi nhuận: Đây là điều khoản quan trọng nhất bởi bản chất của việc đầu tư kinh doanh đó là quản lý nguồn vốn và đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
✔ Thỏa thuận về các nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng: Điều khoản này giúp xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng để từ đó xem xét trách nhiệm giữa các bên và tìm phương pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
✔ Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Chỉ được phạt vi phạm hợp đồng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, do đó nếu không thỏa thuận thì khi khởi kiện tranh chấp hợp đồng các bên không được quyền yêu cầu phạt vi phạm.
✔ Thỏa thuận về sửa đổi, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng