Quy định về đại diện doanh nghiệp, đại diện pháp nhân
✔ Căn cứ điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định về “Đại diện” thì một người đại đại diện doanh nghiệp khi thuộc hai trường hợp: Là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
✔ Căn cứ theo điều 137 Bộ luật dân sự 2015 thì công ty có quyền đăng ký nhiều người đại diện theo pháp luật, đồng thời theo Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty được quyền đăng ký phó giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật.
Như vậy trong doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều người đại diện để hỗ trợ ban giám đốc thực hiện các công việc liên quan đến quản lý doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh.
Phạm vi công việc được thực hiện của người đại diện doanh nghiệp
Căn cứ Theo điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
"Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”
Như vậy với từng vai trò là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền mà phạm vi công việc được thực hiện của người đại diện sẽ khác nhau. Người đại diện nếu lạm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân cho sai phạm của mình.
Tham khảo thêm một số mẫu khi: thay đổi đăng ký kinh doanh